Phương pháp lập kế hoạch xây nhà

Phương pháp lập kế hoạch xây nhà
Phương pháp lập kế hoạch xây nhà

Phương pháp lập kế hoạch xây nhà

PHƯƠNG PHÁP LẬP KẾ HOẠCH XÂY NHÀ

Ai cũng muốn sở hữu một căn nhà khang trang , lộng lẫy nhất. Nhưng không vì thế mà phải đổ ra thật nhiều tiền để có được một căn nhà đẹp, như thế là lãng phí. Bạn cần lên kế hoạch cho quá trình xây nhà của mình để có một ngôi nhà vừa đẹp lại vừa tiết kiệm chi phí.
 

1. Kế hoạch Tài chính

Chúng ta hãy bắt đầu bằng vấn đề chính yếu nhất khi bạn nghĩ đến việc xây một ngôi nhà mới, đó là tiền để xây nhà. Nếu bạn xem nhẹ chuyện lập kế hoạch chi tiêu cho việc xây nhà, có thể bạn sẽ gặp khó khăn lớn khi đối diện với phát sinh hoặc nó cũng có thể ảnh hưởng đến kế hoạch tài chính hiện tại của gia đình bạn. Đừng để bạn phải chạy vạy khi nhà đang xây mà tiền mặt lại can do phát sinh. Hoặc giả như bạn hoàn thành ngôi nhà rồi mà tiền vốn dành cho việc chi tiêu khác cũng hết sạch... Đó cũng chỉ là một số trường hợp bạn có thể gặp phải khi không xác đinhgj trước khoản tiền chi tiêu để xây nhà. Cách tốt nhất là đầu tiên bạn nên dự trù trước chi phí.
 
Thông thường có 2 loại chi phí chính cần ước tính:

a. Ước tính chi phí xây dựng cơ bản

Đây làg chi phí bạn cần để xây dựng ngôi nhà đến mức độ hoàn thiện phần kiên cố và có thể đã bao gồm phần gạch lát trang trí, trần thạch cao, kệ bếp gỗ và sơn nước trong ngoài.
Theo cách tính phổ biến hiện nay, mọi người thường tính theo số mét vuôngh trên tổng diện tích xây dựng thực tế của ngôi nhà. Bạn nên trao đổi và thống nhất với nhà thầu cách tính diện tích xây dựng thực tế.
 

b. Ước tính chi phí trang trí nội thất

Bạn có thể tính phần này bao gồm chi phí để mua thiết bị nhà tắm, bếp điện, máy lạnh, bán ghế sô-pha, đèn trang trí, rèm cửa và các trang thiết bị gia dụng khác cần sắm mới. Lý do chúng tôi đề nghị bạn tính riêng loại chi phí này vì đây là phần rời và hoàn toàn có thể được trang bị sau khi ngôi nhà hoàn thành. Thời gian trang bị thêm những đồ này không phụ thuộc vào thời gian xây nhà và tùy vào tình hình tài chính của bạn. Một điểm nữa là bạn cũng có thể tách phần này ra khỏi phần việc của nhà thầu xây dựng.
Thực tế là việc xây dựng nhà luôn luôn có phát sinh. Vì vậy với số tiền tạm tính trên, bạn nên dự trù thềm từ 10% - 30% số tiền. Với con số “lận lưng” này bạn sẽ yên tâm hơn khi trao đổi nhu cầu của mình với kiến trúc sư thiết kế rồi đến nhà thầu thi công.
Xin lưu ý: bạn nên tham khảo mức chi phí trên mét vuông theo từng loại nhà tại gần thời điểm xây. Và con số tổng ước tính sẽ giúp bạn tự tin hơn khi thảo luận giá xây dựng cho ngôi nhà của với nhà thầu.
 

c. Phương án tài chính

Hầu hết gia chủ khi quyết định xây nhà đã dự trù trước phương án tài chính. Tuy vậy, trong phần này chúng tôi cũng muốn bổ sung thông tin theo tình hình hiện nay nhằm giúp các bạn có thêm phương án lựa chọn có lợi nhất cho mình. Ngoài cách truyền thống vay từ gia đình, người thân và bạn bè, bạn có thể vay tài chính từ bên ngoài để xây nhà. Đúng vậy, với sự phát triển của hệ thống tài chính và Ngân hàng tại Việt Nam hiện nay, bạn hoàn toàn có thể vay số tiền mà bạn cần để xây nhà bằng hình thức tín chấp hoặc thế chấp chính căn nhà đó.Chúng tôi khuyến khích bạn chọn phương án này nếu số tiền đó của bạn đang phục vụ việc kinh doanh, bạn sẽ thu lãi nhiều hơn số lãi vay. Nếu bạn quan tâm, hãy liên hệ trụ sở các ngân hàng gần nhất để biết thêm chi tiết trước khi bạn bắt đầu.
 

2. Các bước chuẩn bị đầu tiên

Đây là những đề mục bạn nên liệt kê để thực hiện trước khi bạn tiến hành việc thảo luận thiết kế với kiến trúc sư.
 

a. Tìm hiểu vấn đề pháp lý liên quan đến nhà bạn và các thủ tục cần thiết

Trên thực tế, có rất nhiều người do lịch sử gia đình và vấn đề chuyển gia giữa các thế hệ mà việc sở hữu chủ trờ nên không rõ ràng về phương diện phát lý. Vì thế, những gì chúng tôi đề cập ở đây nhằm giúp các bạn rà soát hiện trạng pháp lý ngôi nhà và khu đất mà bạn sẽ xây nhà mới.
 

b. Trước khi tiến hành xin phép xây dựng bạn nên xem xét các yếu tố pháp lý liên quan hiện trạng căn nhà

Quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất.
Vấn đề quy hoạch khu vực (tham khảo Phòng Quản lý Đô thị Quận, Huyện...).
Những quy định bắt buộc khác của chính quyền địa phương liên quan đến khu vực xây nhà của bạn như: khống chế tầm cao, số lượng tấm sàn, diện tích sân, phần sử dụng chung với các nhà xung quanh, lộ giới hẻm...
Những vấn đề về quan hệ với hàng xóm chung quanh như: vách chung, lối đi chung, đường hẻm, cây xanh, đường thoát nước.
 

c.Tìm hiểu về nhà cung cấp vật liệu xây dựng

Bạn nên tìm hiểu từ giai đoạn này những địa điểm cung cấp vật tư xây dựng theo tiêu chí gần công trình của bạn, đủ chủng loại, giá hợp lý và có thể thanh toán từng đợt theo tiến độ nếu có thể. Điều này sẽ giúp công việc thi công của bạn thuận lợi về sau.
 

3. Làm việc với kiến trúc sư (KTS)

Sau khi đã tiến hành các bước trên, giờ là lúc bạn phải tiến hành làm việc với kiến trúc sư.
Mô tả chi tiết nhu cầu của bạn và gia đình.
Trình bày với KTS về ý tưởng thẩm mỹ của bạn và gia đình nếu có.
Trình bày rõ những băn khoăn hay thắc mắc của bạn liên quan đến việc đó.
Nếu có sở thích hay điều tối kỵ nào liên quan đến căn nhà ( chẳng hạn vấn để phong thủy như: hướng đất, hướng nhà, cách bố trí phòng bếp, phòng ngủ, phòng thờ cúng .v.v...) bạn cũng nên thảo luận cùng KTS ở bước này.
Sau khi trình bày ý kiến của bạn, nên lắng nghe lời khuyên của KTS nếu yêu cầu đó không phù hợp yêu cầu mỹ thuật và độ an toàn.
Nên tìm hiểu qua những thuật ngữ xây dựng và hạn chế can thiệp vào phần xử lý chuyên môn khi kiến trúc sư đưa ra phương án.
 

4. Một số bản vẽ chủ yếu

Một bộ hồ sơ bản vẽ đầy đủ bao giờ cũng giúp cho việc thi công hoàn thiện công trình trở nên dễ dàng hơn nhiều. Xin đưa ra một số bản vẽ chủ yếu để các bạn tham khảo:
 

a. Phần phối cảnh minh họa

Bao gồm phối cảnh công trình nhìn từ chính diện, các phối cảnh góc minh họa, phối cảnh nội thất bên trong nhà của phòng khách, phòng ăn, bếp, các phòng ngủ, khu phụ, tiểu cảnh một số điểm nhấn trang trí đặc biệt, phối cảnh ngoại thất sân vườn ( nếu có )... Phần phối cảnh này giúp cho chủ nhà dễ dàng hình dung về không gian thực té sau khi ngôi nhà được xây dựng, và có những tiên liệu chính xác về cách bài trí đồ đạc, sử dụng vật liệu, bố trí ánh sáng, chọn màu sơn .v.v...
 

b. Phần bản vẽ kỹ thuật

Bao gồm 03 bộ hồ sơ chính như sau:
Hồ sơ xin phép xây dựng: bao gồm các bản vẽ chính là bản vẽ mặt bằng các tầng, mặt cắt, mặt đứng, bản vẽ móng, sơ đồ cấp điện nước và thoát nước.
Hồ sơ thiết kế sơ bộ: bao gồm các mặt bằng triển khai chi tiết, các mặt đứng, mặt cắt, và một số bản vẽ phối cảnh.
Hồ sơ thiết kết kỹ thuật thi công: đây là bộ hồ sơ sau cùng, hoàn chỉnh nhất, làm căn chủ yếu để tiến hành thi công công trình. Hồ sơ bao gồm các phần:
Tòan bộ các bản vẽ mặt bằng các tầng, mặt bằng trái, các mặt bằng trần, mặt bằng lát sàn từng tầng.
Toàn bộ các bản vẽ mặt cắt qua nhà (ít nhất 02 mặt cắt ), các mặt đứng của nhà.
Các bản vẽ triển khai cấu tạo trong nhà ( cấu tạo thang, chi tiết trang trí, các khu vệ sinh, ban công...).
Các bản vẽ kỹ thuật điện, cấp thoát nước, điện thoại, chống sét, máy điều hòa...
Các bản vẽ tính toán kết cấu móng, cột, dầm, sàn, lanh tô...
Dự toán chi tiết từng hạng mục của nhà, giúp cho chủ nhà quản lý chi phí xây dựng dễ dàng nhất.
Lưu ý, trong quá trình rà soát các vấn đề pháp lý, bạn đồng thời nên tự tham vấn và xác minh rõ ràng yêu cầu của mình và người thân về ngôi nhà tương lai theo tiêu chí sau:
Phải phù hợp phong cách sống của bạn và người thân.
Phải có công năng tối ưu với các diện tích bạn có.
Phải có các không gian thích hợp với bạn trên các yêu cầu về khoa học và thẩm mỹ ( cây xanh, thông thoáng, ánh sáng, vệ sinh, môi trường...).
Phải hài hòa với không gian kiến trúc xung quanh.
Phải phù hợp từng nhu cầu trong sinh hoạt, kể cả các ý thích và thói quyen hay tuổi tác của tất các thành viên tham gia sử dụng công trình kiến trúc này.
Tất cả các bộ hồ sơ được đóng gọn gàng theo thứ tự bản vẽ, có mục lục để quản lý và không quên đính kèm bản thuyết minh A4 và bản vẽ
Kinh nghiệm chia sẻ
Để đảm bảo cho những chi tiết của thiết kế mà bạn và kiến trúc sư đã thống nhất, bạn có thể sử dụng những hình vẽ minh họa, hình chụp công trình màu, hình vẽ 3D để ràng buộc trong hợp đồng với nhà thầu thi công về sau.
 

5. Tiến hành lập hồ sơ xin phép xây dựng

Phần thủ tục xin phép xây dựng có thể được hướng dẫn chi tiết tại Phòng Quản Lý Đô Thị hoặc Ủy Ban Nhân Dân Phường gần nhất tại nơi bạn xây nhà.
 

6. Lựa chọn thầy xây dựng

a. Tiêu chí kinh nghiệm và trình độ của nhà thầu

Đánh giá chỉ tiêu này bạn cần tổng hợp thông tin từ nhiều nguồn. Một trong những nguồn đó chính là việc kiểm tra các công việc thực tế mà nhà thầu đã thực hiện. Bạn có thể yêu cầu nhà thầy đưa đến tham quan một số công trình tiêu biểu có phong cách và quy mô gần giống yêu cầu của bạn. Bạn hãy trực tiếp hỏi chuyện các chủ nhà cũng như quan sát tỉ mỉ căn nhà đó nhằm rút ra nhận định của riêng bạn. Bên cạnh đó hãy yêu cầu nhà thầu đưa ra phương án thi công theo tiến độ. Phương án cần tính đến các điều kiện thực tế ( hiện trường công trình, đường vận chuyển vật liệu...).
 

b. Tiêu chí thời gian (tiến độ)

Thực tế đây là mục nổi bật trong phương án thi công. Chúng tôi tách riêng nhằm nhấn mạnh  tính quan trọng của tiêu chí này. Bạn cần thỏa thuận với nhà thầu tiến độ thời gian chi tiết của từng hạng mục công việc. Tất cả nhà thầu đều phải lập bảng tiến độ công trình chi tiết và yêu cầu vật liệu từng thời điểm. Bảng tiến độ này sẽ là căn cứ để chủ nhà kiểm tra đôn đốc và hai bên tiến hành quyết toán theo hạng mục công việc thực hiện. Thông thường với dạng nhà phố đơn giản, điều kiện thi công thuận lợi thì quá trình thi công thường kéo dài trong 5 tháng. Với các công trình đòi hỏi hoàn thiện cầu kỳ hơn, nhà biệt thực có thể kéo dài 1 năm hoặc hơn nũa.
 

c. Tiêu chí giá cả

Thị trường xây dựng nhà dân dụng hiện nay thường phân ra 2 hình thức nhận thầy, tương ứng với 2 mức giá khác nhau.
Hình thức nhận thầu nhân công ( khoán công – chủ nhà lo vật liệu ): gồm nhân công cho các phần việc xây thô, hoàn thiện ( không đóng cọc móng, không điện nước, nội thất ) tùy theo sự thỏa thuận giữa chủ nhà và nhà thầu. Tuy nhiên để có được mức giá sát thị trường, bạn nên tham khảo từ kiến trúc sư của mình tại thời điểm xây dựng.
Hình thức nhận thầu toàn bộ cả nhân công và vật liệu ( khoán trắng ): mức giá có sự dao động rất lớn do yêu cầu vật liệu của chủ nhà. Khi tiến hành hợp đồng với nhà thầu, chủ nhà cần nêu chỉ tiêu các điều kiện về vật liệu sử dụng ( xây thô và hoàn thiện ) với các yếu tố: Mức giá tối thiểu, chủng loại, phẩm cấp, hạn mức sử dụng, xuất xứ và nhãn hiệu... Hợp đồng về vật liệu càng chi tiết bao nhiêu, việc thanh quyết toán và quan hệ giữa chủ nhà và nhà thầu càng thuận lợi bấy nhiêu.
 

d. Nhân công trong quá trình xây dựng

Trong trường hợp bạn khoán công hay khoán toàn bộ vật tư, bạn cũng cần phải biết có bao nhiêu nhóm nhân công tham gia quá trình xây nhà để thương lượng và định giá với nhà thầu được dễ dàng hơn.
Có những nhóm nhân công sau: Nhân công đào móng, Nhân công đóng cọc, Nhân công đóng cốp pha, Đổ bê tông, Thợ xây trát, Thợ lát đá, Thợ điện, Thợ mộc, Thợ nước, Thợ sơn, thợ sàn gỗ, thợ giấy dán tường...
 

e. Hợp đồng với nhà thầu

Theo Luật Xây Dựng số 16/2003/QH11 được Quốc Hội Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003 và Chương V Nghị Định số 16/2005/NĐ-CP của Chính Phủ ban hành ngày 07 tháng 02 năm 2005 thì nhà thầu trong hoạt động xây dựng là tổ chức, cá nhân có đủ năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng. Vì thế bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu nhà thầu đưa ra các giấy tờ chứng minh năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng của nhà thầu.
Trong Hợp đồng với nhà thầu, ngoài các điều khoản cơ bản, bạn nên lưu ý đề cập thêm những điều khoản sau:
Quy định an toàn lao động và bảo hiểm.
Quy định tuân thủ nội quy sinh hoạt địa phương.
Hình thức và thời hạn thanh toán ( theo tiến độ hay theo thời gian và khối lượng công trình).
Điều khoản liên quan đến bên giám sát xây dựng ( nếu có ).
Điều khoản về cách tính chi phí phát sinh khi có thay đổi trong quá trình xây.
Nếu có thể thương lượng được bạn nên yêu cầu nhà thầu ký quỹ bảo lãnh tại ngân hàng. Số tiền và thời gian bảo hành ( tùy theo thương lượng ) nhằm đảm bảo chất lượng xây dựng sau khi ngôi nhà xây xong.
Bạn cũng nên tham khảo với KTS về nội dung hợp đồng với nhà thầu.
 

7. Công tác giám sát

a. Nhiệm vụ chính của công tác giám sát

Kiểm tra công việc và chất lượng thi công của nhà thầu. Theo dõi vật tư, yêu cầu nhà thầu thực hiện đúng định mức vật tư, tránh lãng phí hoặc không đảm bảo chất lượng. Tiến hành nghiệm thu từng hạng mục công việc, thúc đẩy thi công đảm bảo thực hiện đúng tiến độ. Kiểm tra thực hiện an toàn lao động.
 

b. Giám sát

Tự giám sát: Chủ nhà có thể là người “đóng vai” giám sát, hoặc nhờ người thân đảm nhận việc giám sát nếu có chuyên môn và hiểu biết thật sự về xây dựng.
Thuê công ty tư vấn giám sát: Đây là những đơn vị có chuyên môn và giấy phép hành nghề giám sát theo quy định của pháp luật.
 

c. Vì sao ta cần bên giám sát

Vì đây là bên thay mặt vào bảo vệ quyền lợi chủ nhà đồng thời họ cũng đủ trình độ và chuyên môn để nói chuyện “kỹ thuật” với nhà thầu, đảm bảo thi công đúng chất lượng. Tùy thuộc vào gói thầu mà phần việc của giám sát có bao gồm giám sát vật tư hay là không.
 

d. Giá thuê giám sát

Nếu quy mô công trình khoảng 500 triệu đồng trở lên, tiền thuê giám sát từ 2-3% giá trịa công trình. Đối với những công trình nhỏ cần phải thỏa thuận về thời gian thực hiện, khoảng 1,5 triệu đồng/tháng trở lên theo thỏa thuận. Mức này chỉ mang tính chất tham khảo, bạn nên cập nhật thời giá từ các công ty tư vấn giám sát tại thời điểm thuê.
Bạn nên tránh việc thuê đơn vị giám sát do chủ thầu giới thiệu để đảm bảo tính khách quan. Hãy hỏi người thân hoặc tham khảo ý kiến từ kiến trúc sư thiết kế.
 

8. Một số lưu ý trước khi xây nhà

Hiểu được nhu cầu hiện tại và trong tương lai của gia đình bạn.
Nắm vững đầy đủ kế hoạch xây dựng, bản vẽ nhà, và chi phí ước tính trước khi tiến hành xây nhà.
Đảm bảo ánh sáng tự nhiên đạt tối đa trong tất cả các phòng bằng cách làm nhiều cửa sổ và cửa thông hơi.
Tránh sử dụng các loại cửa chính và cửa sổ có kích cỡ không chuẩn.
Sử dụng vật liệu có sẵn ở địa phương.
Lên kế hoạch cung cấp thường xuyên các vật liệu. Điều này sẽ giúp bạn tránh được sự trì trệ khi xây dựng.
Duy trì tối thiểu một số lượng vật liệu xây dựng tại nơi mình xây dựng.
Bảo quản các vật liệu thô một cách đúng đắn.
Vật dụng và đồ đạc cố định trong nhà nên được lựa chọn theo tiêu chí bền hơn là chỉ vì kiểu dáng bên ngoài.
Khi chọn các thiết bị điện nên tính đến độ an toàn cho trẻ nhỏ.
Nếu sử dụng máy lạnh, cần lên kết hoạch đặt chúng ở đâu ngay từ khâu lên bản thiết kế.
 
zalo