Tránh các vết nứt khi đổ bê tông tươi

Tránh các vết nứt khi đổ bê tông tươi
Tránh các vết nứt khi đổ bê tông tươi

Tránh các vết nứt khi đổ bê tông tươi

Tránh các vết nứt khi đổ bê tông tươi

Cách tốt nhất bạn tuân thủ theo một số bước đơn giản trước và sau khi đổ bê tông tươi để thu được kết cấu bê tông đẹp kết hợp việc bảo dưỡng bê tông sẽ hạn chế tối đa các vết nứt trong bê tông.

Thành phần Bê tông về cơ bản bao gồm xi măng, đá, cát và nước. Khi bê tông tươi ở giai đoạn dẻo là bê tông tươi ở dạng linh động. Trong giai đoạn bê tông đông cứng, vữa xi măng bắt đầu co ngót, và giá trị cường độ thấp có được khi bê tông còn mới nên không thể chống lại được các ứng suất tạo ra bởi sự co ngót này.

Trong trường hợp đổ bê tông tươi vào một ngày có gió, phần mặt có thể bắt đầu đông kết trước khi đông kết dưới đáy, điều này gây ra cho bê tông co ngót không đều (các vết nứt do co ngót dẻo).

Trong trường hợp nền đất phía dưới bê tông không bằng phẳng, sẽ xuất hiện một lực kéo không đều diễn ra trong quá trình bê tông co ngót và cũng gây ra các ứng suất ảnh hưởng xấu tới bê tông mới.

Để Bê tông không có vết nứt các bạn tham khảo các bước sau đây:

1. Trước khi đổ bê tông

- Đảm bảo lớp dưới bề mặt bê tông được làm cứng và phẳng hoàn toàn.

- Hạn chế sử dụng đan lưới thép dạng cuộn (thép tròn trơn D<=8). Thép dạng cuộn cực kỳ khó giữ ở nửa mặt trên của bê tông, nơi mà lưới thép cần định vị để làm việc. Trong trường hợp bắt buộc phải sử dụng thì phải cố định thép đúng yêu cầu về khoảng cách và kích thước đảm bảo được vấn đề này trong quá trình thợ đi lại thi công thì thực sự khó khăn

- Trong trường hợp sử dụng thanh cốt thép (thép gai D>8), điều cần thiết là phải giữ được thanh cốt thép ở nửa mặt trên của bê tông; Con kê trong trường hợp này cực kỳ quan trọng để đảm bảo thép sẽ được đặt lên để giữ ở đúng vị trí thiết kế khi đổ bê tông. Cốt thép giúp kiểm soát được vết nứt vì khi xuất hiện vết nứt, cốt thép khi được thi công lắp dựng đúng thì sẽ là yếu tố để giữ hỗn hợp bê tông lại với nhau. 

- Yêu cầu đơn vị cấp bê tông tươi cung cấp các sợi cho hỗn hợp đổ. Các sợi này thường là sợi nylon hoặc sợi polypropylene, chúng giúp giảm tối thiểu vết nứt trong bê tông ở cấp vi mô thay vì ở cấp vĩ mô (nơi có thể nhìn thấy bằng mắt thường các vết nứt). 

- Trước khi đổ bê tông cần khuấy trộn nước xi măng đổ lên bề mặt cấu kiện đổ để hỗn hợp bê tông tươi sẽ không bị lớp bề măt khô hấp thụ, điều đó gây ra hiện tượng khô không đều và các vết nứt tệ hại do co ngót dẻo sinh ra.

Trong trường hợp cấu kiện là móng, màng nhựa là vật liệu tuyệt vời để cách ly giữa nền và kết cấu bê tông.

- Yêu cầu đơn vị cấp bê tông tươi trộn đúng tỷ lệ thiết kế và xuất trình giấy tờ hợp lệ khi xe chở bê tông đến công trình. Đây là một trong những điều kiện cần thiết để tránh nứt bê tông đã nêu ở bài " Các nguyên nhân gây nứt bê tông"

2. Ngay khi bê tông tươi đổ xong

- Ngay sau khi đổ xong, đối với cấu kiện lớn là móng và sàn cần làm mặt, yêu cầu nhân công sử dụng thiết bị làm mặt và đồng thời tiến hành vỗ nhẹ bề bằng bằng bàn xoa sao cho nước của bê tông nổi nhẹ lên trên bề mặt cấu kiện bê tông. Đây là điều kiện tiên quyết cho việc tránh nứt bề mặt cấu kiện bê tông.

Làm mặt cấu kiện bê tông

- Bảo vệ bề mặt cấu kiện sau khi đổ bê tông với gió và không bị phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời vì khi đó bê tông sẽ khô đều từ trên bề mặt xuống dưới đáy của cấu kiện bê tông. Phương pháp phổ thông hiện nay là tiến hành tưới nước thường xuyên hoặc dùng bao tải thấm nước rải lên bề mặt cấu kiện bê tông.

- Đối với cấu kiện bê tông diện tích bề mặt lớn thì khe co giãn cũng là yếu tố quan trọng để không xảy ra vết nứt. Khe co giãn rộng ít nhất bằng ¼ độ dày của bê tông và các khe cách nhau bằng khoảng 25 đến 30 lần độ dày bê tông (thường dụng cụ thi công xoa bề mặt khi bê tông vẫn còn tươi), sẽ gần như đảm bảo không thấy vết nứt xuất hiện trong bê tông.

- Nếu sàn dày >10 cm, nên tiến hành tạo các khe co giãn. Các khe này phải có độ sâu ít nhất 2 cm và được đặt cách nhau cứ mỗi 250 – 3000 cm/một khe. Sử dụng dụng cụ thi công để tạo các khe co giãn hoặc có cưa bê tông tạo khe co giãn có độ sâu tối thiểu bằng ¼ độ dày của sàn. Phương pháp liên kết này sẽ giúp cho bê tông nứt tại điểm yếu nhất. Các khe co giãn có độ sâu vừa đủ là rất quan trọng. Các thay đổi ở các cao độ cấu kiện bê tông có thể gây ra ứng suất lớn hơn trong bê tông ở khu vực mà khe co giãn chưa đạt đủ độ sâu, và bê tông sẽ nứt ở bên ngoài khe co giãn.

Tạo khe co giãn

- Ngay khi các khe co giãn được đặt vào vị trí, và bê tông được bảo dưỡng khoảng hai tuần, tiến hành hàn kín các khe co giãn này nhằm ngăn nước không xâm nhập vào lớp móng và gây ra hiện tượng co giãn, hoặc thâm nhập vào các khe co giãn và gây đóng băng ở đó, làm cho nước thấm rộng ra và phá vỡ bê tông xung quanh các khe co giãn.

Hàn khe co giãn bằng nhựa đường nóng

Xem tiếp: Kinh nghiệm thi công đổ bê tông khi gặp trời mưa.

zalo