Nguồn gốc, ý nghĩa, ứng dụng, nguyên tắc đo của thước Lỗ Ban

Nguồn gốc, ý nghĩa, ứng dụng, nguyên tắc đo của thước Lỗ Ban
Nguồn gốc, ý nghĩa, ứng dụng, nguyên tắc đo của thước Lỗ Ban

Nguồn gốc, ý nghĩa, ứng dụng, nguyên tắc đo của thước Lỗ Ban

NGUỒN GỐC, Ý NGHĨA, ỨNG DỤNG, NGUYÊN TẮC ĐO CỦA THƯỚC LỖ BAN
 

1. Lịch sử ra đời của thước Lỗ Ban

- Theo truyền thuyết, Lỗ Ban họ Công Thâu tên gọi là Ban, người nước Lỗ đời Xuân Thu (770-476 TCN,hiện tại thuộc tỉnh Sơn Đông), cùng thời Mặc Tử (một triết gia nổi tiếng). Vì ông là người nước Lỗ, cho nên mọi người đều gọi ông là Lỗ Ban. Ông là một người thợ nổi tiếng thời cổ đại và cũng là một nhà phát minh xuất sắc. Từ ngàn năm nay, thợ mộc và thợ xây dựng Trung Quốc đều tôn thờ ông như một vị tổ sư, tương truyền là người phát minh ra cưa, đục và các dụng cụ của nghề mộc. Thước Lỗ Ban tương truyền là do ông sáng chế, nó còn có các tên gọi khác như Môn xích, Bát tự xích. Xưa kia thước này được dùng để đo kích thước nhà cửa, phòng ốc, đình viện, giường phòng và các loại khí cụ. Ngày xưa áp dụng cho nhà cổ, tính từ chân ban thờ đến mép ngoài cùng hiên nhà, bắt đầu đo bằng chữ Bản, chữ Tài hướng ra ngoài, bây giờ nhà hộp thì không biết đo kiểu gì?. Tuy nhiên sự ảnh hưởng văn minh phương Tây (chủ yếu là châu Âu) đã làm “biến mất” nhiều hệ thước đo truyền thống của đa số các nước trong đó có Việt Nam. Mọi kích thước về kỹ thuật, mỹ thuật hiện nay đều dùng hệ đo mét (nguồn gốc: Pháp) và có một vài sản phẩm dùng hệ đo inch (nguồn gốc: Anh, 1 inch = 2,54cm) hoặc có lúc kết hợp cả 2 trên cùng một thước.
- Về tính khoa học của thước Lỗ Ban hiện có rất nhiều cách giải thích khác nhau, có thuyết cho rằng đó là sự trải dài của Bát Quái và việc sử dụng thước tuân theo Bát Quái và Ngũ Hành. Song theo khoa học thì ngay cả trong lòng đất cũng tồn tại những dao động với những tần số khác nhau, nhất là những dao động âm trong lòng đất vồn liên tục tồn tại. Vì vậy, nếu kích thước của nhà ở và các yếu tố trùng với bước sóng thì dễ gây ra cộng hưởng và làm giảm sự bền vững. Có thể, cây thước Lỗ Ban là sản phẩm của sự đúc kết kinh nghiệm trong xây dựng để tránh những sự cộng hưởng hoặc phần bụng sóng dao động mạnh, giảm thiểu được rủi ro, tăng tuổi thọ cho nhà ở và vật dụng.
 

2. Các loại thước Lỗ Ban

- Theo sách Trung Quốc cổ đại kiến trúc từ điển của Sở Nghiên cứu văn vật Bắc Kinh, hiện nay tại Bảo tàng Cố cung Bắc Kinh vẫn còn 1 cây Môn Xích, được xem là cây thước chân truyền của đời xưa. Thước dài 46cm, rộng 5,5cm, dày 1,36cm. Hai mặt lớn của thước đều chia làm 8 trực. Một mặt, giữa các trực khắc các chữ “Tài Đại Tinh, Bệnh Thổ Tinh, Li Thổ Tinh, Nghĩa Thủy Tinh, Quan Kim Tinh, Chấp Hỏa Tinh, Hại Hỏa Tinh, Cát Kim Tinh”, 2 bên lại khắc các câu về điều tốt xấu (cát, hung). Mặt kia, giữa 8 trực khắc các chữ: “Quý Nhân Tinh, Thiên Hội Tinh, Tể Tướng Tinh. v.v... Mỗi trực lớn, ở hai bên lại chia khắc 5 trực nhỏ, phân ra khắc các chữ “Quý Nhân”, “Phát Tài”, hoặc “Tà Yêu”, “Hội Hại”.v.v... Nhìn chung trong thời cổ, ở Trung Quốc và các nước ảnh hưởng văn hóa Hán, thước Lỗ Ban được sử dụng rất phổ biến và có nhiều biến dạng.
- Hiện nay có 2 loại thước Lỗ Ban chính, lưu truyền không chỉ ở nước ta mà còn ở cả Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông là: thước trực 8 (Bát môn xích) và thước trực 10 (Thập môn xích) với giá trị rất khác nhau. Chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy cả 2 loại thước này cùng in trên cây thước sắt cuốn do Đài Loan sản xuất (thường in kèm trong thước sắt 7,5m), bán khá phổ biến trên thị trường. Trong đó cung mầu ĐỎ là cung tốt còn mầu Đen là xấu.
- Tuy nhiên trên thực tế tại nước ta, thước Lỗ Ban có nhiều biến thể rất phong phú. Cùng là loại Bát môn xích nhưng có cây thước giá trị là 43,9cm, có cây dài đến 56cm (thước Chu Nguyên xích tại Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế), cũng có cây chỉ dài 28,4cm... nên thật khó có kết luận chung về loại thước này! Nếu theo cách gọi này thì thước Lỗ Ban đều là Mộc Xích vì ông Lỗ Ban là thợ mộc. Sở dĩ có ba loại thước Lỗ Ban bởi chúng được hình thành và áp dụng cho ba vùng địa lý tiêu biểu là vùng lục địa, vùng hải đảo và các miền duyên hải, vùng cao nguyên. Các hệ thước này chỉ khác nhau duy nhất bởi số dư giữa các cung. Với điều kiện địa lý của Việt Nam phần lớn chúng ta sử dụng hệ thước của vùng lục địa. Với kích thước này số dư là 6,525.
 

a. Thước thợ nề

Thước Lỗ Ban là phổ biến là thước trực 8 dùng để đo “thổ” (thước thợ nề) bao gồm 8 chữ: Tài - Bệnh - Ly - Nghĩa - Quan - Kiếp - Hại - Bản. Thước này phổ biến ở Việt Nam với kích thước khoảng 52cm với TQ thì khoảng 42 cm.
 

+ Cung Tài:

Ứng với sao Tham Lang tức Sinh Khí - Tốt. Nghĩa là tiền của, ứng nghiệm tốt nhất với cổng lớn, nơi đón nhận của cải từ ngoài vào.
Phong thuỷ làm nhàChia thành:
– Tài Đức: có tiền của và có đức
– Bảo Khố: kho báu
– Lục Hợp: sáu cõi đều tốt (Đông-Tây-Nam-Bắc và Trời-Đất)
– Nghinh Phúc: đón nhận phúc đến
 

+ Cung Bệnh:

Ứng với sao Phá Quân tức Tuyệt Mệnh - Xấu. Là đau bệnh, ứng đặc biệt với nhà vệ sinh. Nơi này thường là góc hung (xấu) của nhà, cửa lọt vào chữ Bệnh sẽ thuận lợi cho bệnh sinh ra và phát triển.
Chia thành:
– Thoái Tài: hao tốn tiền của, làm ăn lỗ lã
– Công Sự: tranh chấp, thưa kiện ra chính quyền
– Lao Chấp: bị tù
– Cô Quả: chịu phận cô đơn
 

+ Cung Ly:

Ứng với sao Vũ Khúc tức Phúc Đức - Tốt. Là chia lìa, rất kỵ cho cửa trong nhà. Cửa lọt vào chữ Ly, chồng thì làm ăn xa nhà, vợ gặp điều quyến rũ, con cái hoang đàng phá phách.
Chia thành:
– Trường Khố: dây dưa nhiều chuyện
– Kiếp Tài: bị cướp của
– Quan Quỉ: chuyện xấu với chính quyền
– Thất Thoát: mất mát
Phong thuỷ làm nhà
 

+ Cung Nghĩa:

Ứng với sao Cự Môn tức Thiên Y - Tốt. Rất tốt cho cổng lớn và cửa nhà bếp, cửa các phòng thông nhau thì không nên.
Chia thành:
– Thiêm Đinh : thêm con trai
– Ích Lợi: có lợi ích
– Quí Tử: con giỏi, ngoan
– Đại Cát: rất tốt
 

+ Cung Quan:

Ứng với sao Văn Khúc tức Lục Sát - Xấu. Rất kỵ ở cổng lớn vì tránh chuyện kiện tụng ra chính quyền, nhưng lại tốt ở cửa phòng riêng vợ chồng vì sẽ sinh con quý tử.
Chia thành:
– Thuận Khoa: thi cử thuận lợi
– Hoạnh Tài: tiền của bất ngờ
– Tiến Ích: làm ăn phát đạt
– Phú Quý: giàu có
 

+ Cung Kiếp:

Ứng với sao Liêm Trinh tức Ngũ Quỷ - Xấu. Là bị cướp, tượng trưng cho tai hoạ khách quan đến từ bên ngoài khiến hao tiền tốn của. Tránh ở cổng lớn, nhất là các cửa hàng, tiệm buôn càng nên lưu ý.
Phong thuỷ làm nhàChia thành:
– Tử Biệt: chia lìa chết chóc
– Thoái Khẩu: mất người
– Ly Hương: xa cách quê nhà
– Tài Thất: mất tiền của
 

+ Cung Hại:

Ứng với sao Lộc Tồn tức Hoạ Hại - Xấu. Tượng trưng cho mầm xấu nhen nhúm từ bên trong, kỵ ở các cửa phòng trong nhà.
Chia thành
– Tai Chí: tai hoạ đến
– Tử Tuyệt: chết mất
– Bệnh Lâm: mắc bệnh
– Khẩu Thiệt: mang hoạ vì lời nói
 

+ Cung Bản:

Ứng với sao Tả Phụ tức Phục Vị - Tốt. Thích hợp cho cổng lớn.
Chia thành:
– Tài Chí: tiền của đến
– Đăng Khoa: thi đậu
– Tiến Bảo: được của quý
– Hưng Vượng:làm ăn thịnh vượng
 

b. Thước thợ mộc

Loại thước thứ 2 là trực 10 (thường để đo cửa = đo “mộc”) ngắn hơn, khoảng 38cm, gồm 10 chữ: Đinh - Hại - Vượng - Khổ - Nghĩa - Quan - Tử - Hưng - Thất - Tài. Các cung tốt: phúc tinh, cập đệ, tài vượng, đăng khoa. Việc áp dụng thước nào là tùy từng thợ và từng gia chủ.
Phong thuỷ làm nhà

+ Cung Đinh: con trai

Chia thành:
– Phúc Tinh: sao Phúc
– Cập Đệ: thi đỗ
– Tài Vượng: được nhiều tiền của
– Đăng Khoa: (từ đây trở đi, từ nào đã giải thích, các bạn xem lại ở trên)
 

+ Cung Hại:

Chia thành:
– Khẩu Thiệt
– Bệnh Lâm
– Tử Tuyệt
– Tai Chí
 

+ Cung Vượng: thịnh vượng

Phong thuỷ làm nhàChia thành:
– Thiên Đức: đức của trời ban
– Hỉ Sự: gặp chuyện vui
– Tiến Bảo
– Nạp Phúc: đón nhận phúc
 

+ Cung Khổ: khổ đau, đắng cay

Chia thành:
– Thất Thoát
– Quan Quỉ
– Kiếp Tài
– Vô Tự : không con nối dõi
 

+ Cung Nghĩa:

Chia thành:
– Đại Cát
– Tài Vượng: nhiều tiền của
– Ích Lợi
– Thiên Khố: kho trời
 

+ Cung Quan:

Chia thành:
– Phú Quý
– Tiến Bảo
– Hoạnh Tài
– Thuận KhoaPhong thuỷ làm nhà
 

+ Cung Tử: chết chóc

Chia thành:
– Ly Hương
– Tử Biệt
– Thoái Đinh : mất con trai
– Thất Tài : mất tiền của
 

+ Cung Hưng: hưng thịnh

Chia thành:
– Đăng Khoa
– Quí Tử
– Thiêm Đinh
– Hưng VượngPhong thuỷ làm nhà
 

+ Cung Thất: mất mát

Chia thành:
– Cô Quả
– Lao Chấp
– Công Sự
– Thoái Tài
 

+ Cung Tài:

Chia thành:
– Nghinh Phúc
– Lục Hợp
– Tiến Bảo
– Tài Đức
 

3. Cách làm thước Lỗ Ban

- Các bạn có thể lấy một tấm bìa giấy màu trắng dày, cứng cáp, hoặc nhờ thợ mộc cắt, bào cho bạn cái thước dày 3 mm, rộng 60 mm, dài 520 mm, tất nhiên khi cắt chiều dài phải cho thật chính xác: 520 mm.
- Sau đó các bạn có thể lấy bút bi để kẻ cái thước Lỗ Ban và điền tên các cung LỚN, cung NHỎ vào từng ô.Thế là các bạn đã có cái thước Lỗ Ban để sử dụng khi cần.
 

 4. Ứng dụng và nguyên tắc đo của thước Lỗ Ban

- Thước Lỗ Ban dùng để đo cửa chính của ngôi nhà, cửa phòng ngủ, cửa hậu, cổng ngõ, đường luồng trong nhà, kích thước ban thờ, bàn làm việc, giường ngủ, khuôn viên bếp…
- Nguyên tắc đo:
+ Đo cửa: đo kích thước thông khí khung cửa, không đo cánh cửa
+ Đo chiều cao nhà: đo từ mặt cốt sàn dưới lên mặt cốt sàn trên (bao gồm cả lớp lát sàn)
+ Đo vật dụng (bàn ghế, giường tủ...): đo kích thước phủ bì dài, rộng, cao hoặc đường kính
 
Nếu làm cửa mới:
+ Ta lấy thước đo cửa chính từ TRÁI SANG PHẢI. Có nghĩa là ta kê đầu thước có cung QUÝ NHƠN (Cung LỚN) vào sát da tường hoặc da khung ngoại của cửa ta định làm từ phía bên TRÁI và tiếp tục đo về phía bên PHẢI.
+ Mỗi lần đo xong một thước, ta lấy bút chì làm dấu cuối thước (Nơi cuối cùng của cung TỂ TƯỚNG), và đem thước (Có đầu thước là cung QUÝ NHƠN) nối tiếp vào nơi dấu bút chì vừa rồi, và  đo tiếp lần hai, lần ba v.v… Đến cung tốt ta muốn chọn thì dừng lại.
+ Sau đó ta tiếp tục đo đến chiều cao của cửa theo cách trên.
 
Nếu là cửa cũ:
+ Ta kiễm tra cửa cũ đang sử dụng, thì ta đặt đầu thước có cung QUÝ NHƠN sát vào da tường hoặc da khung ngoại của cửa từ phía bên tay TRÁI của ta, lấy bút chì làm dấu cuối cây thước, và tiếp tục đem thước nối tiếp vào dấu bút chì vừa làm dấu, để đo lần hai, lần ba v.v…
+ Và đo tiếp cho đến khi đến da khung ngoại bên tay phải của ta, và nhìn vào thước, thì sẽ biết được chiều rộng của cửa ta đo LỌT LÒNG KHOẢNG TRỐNG BÊN TRONG rơi vào cung TỐT hay XẤU…
+ Sau đó ta tiếp tục đo đến chiều cao của cửa theo cách trên.-Các bạn căn cứ vào cách đo như trên, để suy ra và áp dụng vào nhiều việc khác…
 
* Kinh nghiệm lấy số đo nhanh và chính xác:
Ví dụ làm cửa mới:
+ Nếu ta dự kiến làm cửa mới có khung ngoại, đo LỌT LÒNG KHỎANG TRỐNG BÊN TRONG là 3,20 m.
+ Mỗi lần đo một thước là 0,52 m (520 mm), ta tính cho 6 lần đo là 3,12 m (3.120 mm) .Sau đó ta lấy thước dây cuộn loại 5 m, kéo dài ra và lấy bút chì làm dấu vào vị trí 3,12 m.Tiếp đến ta lấy cây thước Lỗ Ban, kê đầu thước có cung QUÝ NHƠN (Cung lớn) vào dấu bút chì ở vị trí 3,12 m, thì ta thấy phần thừa còn lại là 0,08 m (80 mm) so với 3,20 m ta dự kiến ban đầu.
+ Ta nhìn vào thước Lỗ Ban và thước dây cuộn, ta thấy vị trí 3,20 m rơi vào cung tốt hay cung xấu của thước Lỗ Ban. Nếu vị trí 3,20 m rơi vào cung xấu của thước Lỗ Ban, thì ta điều chỉnh lại chút ít, để rơi vào kích thước cung tốt (Cung tốt NHỎ) của thước Lỗ Ban.
+ Tất nhiên ta chọn vào giửa cung tốt (Cuả cung NHỎ: 1 trong 5 cung tốt của cung LỚN),chứ không phải ngay vạch cắt giửa cung nhỏ này với cung nhỏ kia, vì nó chẳng mang ý nghĩa gì cả.-Căn cứ vào cách đo nhanh và chính xác như trên mà áp dụng vào các việc khác…
 
CHÚ Ý: Khi ta đo đến một cung tốt (Cung nhỏ) nào, thì ta sẽ hiểu ý nghĩa của cung tốt đó nói tốt về việc gì (1 trong 5 cung tốt), chứ không phải mang hết ý nghĩa tốt cho cả cung LỚN. Kể cả cung xấu cũng vậy ta chỉ hiểu ý cung xấu nói gì của 1 trong 5 cung xấu đó, chứ không phải mang hết ý nghĩa cả 5 cung xấu trong 1 cung lớn.
 

5. Bảng tra nhanh kích thước Lỗ Ban

 
Phong thuỷ làm nhà
Phong thuỷ làm nhà
zalo