Các lỗi phổ biến và cách khắc phục khi thi công trần thạch cao
03/05/2020 09:19:38
Đăng bởi Admin
(0) bình luận
CÁC LỖI PHỔ BIẾN KHI THI CÔNG TRẦN THẠCH CAO
Khi hoàn thành trần thạch cao có nhiều gia chủ thắc mắc là trần không đẹp như trong ảnh thiết kế, hay thường mắc một số lỗi mà gia chủ không ngờ tới. Chúng ta hoàn toàn có thể tránh những lỗi khi thi công trần thạch cao bằng cách lựa chọn những vật liệu phù hợp của những thương hiệu có uy tín, thời gian bảo hành dài, thi công lắp đặt đúng tiêu chuẩn của nhà sản xuất đưa ra. Đặc biệt tính thẩm mỹ của trần thạch cao phụ thuộc rất lớn vào tay nghề của người thợ thi công làm trần thạch cao.
Dưới đây là một số lỗi khi thi công trần thạch cao và cách khắc phục:
1. Trần thạch cao bị gợn sóng tại các vị trí nối
- Hiện tượng trần thạch cao bị gồ lên tại các vị trí mối nối sau khi hoàn thiện. Nguyên nhân là tại vị trí mối nối bị cộm lên khoảng 2mm, rất khó nhận ra bằng mắt thường. Tuy nhiên tại vị trí trần thạch cao gần cửa đi, cửa sổ, vách kính đón ánh sáng tự nhiên bên ngoài sẽ nhìn thấy rõ các vị trí nổi gồ lên.
- Hiện tượng trần thạch cao khi thi công xong thì bị nứt tại các vị trí mối nối tấm thạch cao hoặc các vị trí tiếp giáp giữa trần thạch cao và tường. Nguyên nhân là do tấm thạch cao có hiện tượng co giãn khi nhiệt độ, độ ẩm thay đổi theo mùa, trong khi các mối nối lại được xử lý bằng loại vật liệu chất lượng thấp.
* Giải pháp:
Cần sử dụng đúng chủng loại sản phẩm được thiết kế để che phủ mối nối tấm thạch cao: băng giấy và bột xử lý mối nối Boral. Ngoài ra, khi thi công trần thạch cao không nên liên kết các ty treo trần chìm thạch cao vào các xà gồ mái tôn, do trần sẽ bị rung động nhiều dưới tác động của gió và sự co giãn nhiệt độ của mái tôn sẽ làm nứt các mối nối.
2. Cong vênh tại mặt dựng và đường biên của trần giật cấp
- Nguyên nhân thứ nhất là do trần giật cấp có độ khó cao, tiêu tốn nhiều công lao động, nhiều nguyên vật liệu, đòi hỏi trình độ thi công chuyên nghiệp, lành nghề, giàu kinh nghiệm. Để giảm thiểu chi phí thợ thi công thường bỏ qua một số vật tư như thanh viền tường (thanh V ).
- Nguyên nhân thứ hai là do khung trần và các phụ kiện không đạt chất lượng, không đủ khả năng chịu lực. Lắp đặt khung trần không đúng chiều tấm thạch cao, khoảng cách giữa các khung quá lớn, sử dụng tấm thạch cao không đúng công năng như: sử dụng tấm thạch cao tiêu chuẩn cho các khu vực có độ ẩm cao như phòng tắm, bếp, các phòng có độ mở ra bên ngoài lớn…
* Giải pháp:
Cần sử dụng khung trần và phụ kiện đạt chất lượng, đồng bộ. Tấm thạch cao được sản xuất theo thiết kế cạnh dài của tấm vuông góc với thanh phụ của khung trần, lắp đặt đúng sẽ tăng khả năng làm việc và chịu lực của trần thạch cao.
3. Sập trần thạch cao
Nguyên nhân là do sử dụng hệ khung trần và các phụ kiện đi kèm như : ty treo, bu lông, ốc vít, bát liên kết… không đạt chất lượng nên sẽ bị gỉ sét theo thời gian, khả năng chịu lực kém dẫn đến hiện tượng sập trần. Ngoài ra thi công với khoảng cách ty treo, khung xương quá lớn không mang nổi sức nặng của toàn bộ hệ trần. Thiết kế thiếu tính toán ở những khu vực chịu tải cao cho trần thạch cao như gió, hệ thống điện lạnh…
* Giải pháp:
Lựa chọn đơn vị thi công chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm, có thiết kế rõ ràng, thi công theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất, nguyên vật liệu chất lượng, đồng bộ nhằm giảm thiểu những sai sót không đáng có.