Các loại bề mặt phủ lên cốt gỗ công nghiệp

Các loại bề mặt phủ lên cốt gỗ công nghiệp
Các loại bề mặt phủ lên cốt gỗ công nghiệp

Các loại bề mặt phủ lên cốt gỗ công nghiệp

Các loại bề mặt phủ lên cốt gỗ công nghiệp

 
Bề mặt phủ lên cốt gỗ công nghiệp có rất nhiều loại khác nhau, tuy nhiên chúng ta sẽ chỉ đề cập đến các loại bề mặt thị trường ưa chuộng tin dùng. TẢN VIÊN xin giới thiệu đến quý khách hàng hiện nay trên thị trường có 5 loại bề mặt được thị trường ưa chuộng phủ lên các cốt gỗ công nghiệp khác nhau:
 

1. Bề mặt sơn bệt

Bề mặt sơn bệt là bề mặt được dùng sơn PU sơn trực tiếp lên cốt gỗ MDF hay Verneer, sau khi đươc sơn lót hai lớp, trà nhám và sơn màu một lớp, với các màu sắc khác nhau như màu xanh, đỏ, trắng, tím, vàng... bề mặt sơn bệt được áp dụng cho rất nhiều công trình như showroom, phòng trẻ con, con gái, triển lãm...
Sơn PU (Polyurethane) là loại sơn hai thành phần, gồm các thành phần nhựa Polyol kết hợp với disocyanate, dung môi hữu cơ và các thành phần phụ gia khác. Với sự kết hợp trên đã cho màng sơn có độ cứng, dẻo dai bền màu, bền nước và tia cực tím, bền với thời tiết
Sơn PU được sử dụng để làm một lớp sơn phủ bảo vệ, trang trí trên các thiết bị công nghiệp có bề mặt là gỗ nội thất, gỗ ép, mây, tre nứa, sắt, thép... Thích hợp trên các công trình trong nhà và ngoài trời
 
 

Quy trình sơn PU bề mặt đồ nội thất gỗ

Bước 1: chuẩn bị bề mặt

Bề mặt gỗ cần được làm nhẵn bằng giấy nhám 240 (độ mịn của giấy nhám). Với các chi tiết gỗ bị khuyết tật cần được sử lý kĩ hơn bằng các phương pháp rặm, vá. Sau khi nhám bề mặt gỗ không còn gồ ghề chỉ còn cảm giác mát mịn là được.
 

Bước 2: bả bột hoặc lau màu

Bột bả sẽ được bả lên bề mặt gỗ nhằm bít kín những ghim gỗ, làm cho bề mặt gỗ không còn thẩm thấu được nước. Với những sản phẩm có yêu cầu đặc biệt, màu sẽ được chộn lẫn với bột bả để lau lên bề mặt. Sau thời gian nhất định bột bả đã khô, tiếp tục sử dụng giấy nhám 240 để chà lại.
 

Bước 3: sơn lót lớp 1

Bề mặt sơn bệtBề mặt được làm sạch bụi, sử dụng súng sơn với áp lực hơi 8kg/cm2, góc mở của vòi sơn là 30˚. Sơn sẽ đi qua bề mặt gỗ 3 lượt cho một lần lót, kết thúc lớp lót 1.
 

Bước 4: sơn lót lớp 2

Sau thời gian khoảng 2h lớp sơn lót 1 đã khô, dùng giấy nhám 320( độ mịn của giấy nhám ). Nhám lại bề mặt gỗ và tiếp tục sơn lớp lót thứ 2 với dụng súng sơn với áp lực hơi 8kg/cm2, góc mở của vòi sơn là 30˚. Sơn sẽ đi qua  bề mặt gỗ 3 lượt cho một lần lót.
 

Bước 5: phum màu

Sau thời gian 2h bề mặt lớp lót thứ 2 đã khô, tiếp tục dùng giấy nhám 320 chà nhẹ cho bề mặt mịn, thổi sạch bụi và phun màu. Với áp lục hơi 8kg/cm2, góc mở vòi phun là 60˚, khoảng cách từ vòi phun tới bề mặt gỗ là 50cm, lớp màu sẽ được phun 2-3 lượt cho 1 lần phun màu.
 

Bước 6: dặm màu và phun bóng

Sau thời gian khoảng 1h lớp màu đã khô, dùng giấy nhám 320 vuốt nhẹ, thổi sạch dặm lại những điểm màu nhạt hơn. Để có được màu thật đều trên bề mặt gỗ, sau đó tiến hành phun lớp bóng bề mặt. Sau khoảng 8-10h (trong điều kiện thời tiết có nắng) phun bóng sản phẩm có thể đóng gói xuất xưởng.

Các hãng sơn PU phổ biến trên thị trường

Đại Kiều, G8 Hoàng Kiều, Kim Lâm, Oseven, Lobster, Asian...
 

2. Bề mặt Melamine (MFC - Melamine Face Chipboard)

Bề mặt phủ MelamineLà bề mặt nhựa tổng hợp Melamine có độ dày rất mỏng ước chừng 0.4 - 1 rem, được phủ lên cốt gỗ, thông thường là cốt gỗ Ván dăm (Okal) hoặc Ván mịn (MDF). Sau khi hoàn thiện các tấm gỗ Melamine có độ dày thông thường là 18mm và 25mm. Có các kích thước phổ thông là 1220 x 2440 hoặc 1830 x 2440mm. Bề mặt MFC có ưu điểm nổi bật đó là có nhiều màu sắc, màu sắc trong tấm bề mặt MFC rất tươi, đều màu, sáng màu, có thể ứng dụng rộng dãi trong các văn phòng, gia đình và khách sạn.
Melamine có khoảng 100 mẫu màu khác nhau. Ngoài ưu điểm đồng đều màu, Melamine còn có nhiều ưu điểm như chống xước tốt, chống mối mọt, cong vênh.
Melamine rất phù hợp giá tiền nên được áp dụng làm cho các văn phòng, công sở như bàn, tủ, hộc văn phòng làm việc, các hệ tủ áo, giường...Tuy nhiên nhược điểm của MFC là chịu nước rất kém nên ít khi được sử dụng cho các sản phẩm có dính đến nước.
 

3. Bề mặt laminate

Bề mặt phủ laminateBề mặt laminate là bề mặt nhựa tổng hợp, có độ dày nhiều hơn Melamine rất nhiều, độ dày của laminate là 0.5-1mm tùy từng loại (có thể phần biệt laminate và Melamine qua độ dày), tuy nhiên laminate thông thường vẫn sử dụng có độ dày là 0.7 hoặc 0.8mm. Cũng như MFC, Laminate chủ yếu được phủ lên các cốt gỗ Ván dán (Okal), Ván mịn (MDF). Ngoài ra Laminate còn có thể dán vào gỗ uốn cong theo công nghệ postforming, ứng dụng cho làm các loại mặt bàn, mặt ghế, tủ, hộc.
Bề mặt postforming uốn cong giúp laminate có thể làm nhiều sản phẩm đẹp và bền. Ngoài phần làm các hệ mặt bàn, tủ như trên laminate còn được sử dụng vào làm các hệ tủ bếp, ốp tường gia đình, phòng họp, phòng hội trường...
Laminate có nhiều ưu điểm nổi trội hơn MFC, và bền hơn MFC vì có độ dày nhiều hơn, các màu sắc của Laminate cũng nhiều như của MFC. Màu sắc laminate cũng rất đa dạng và phong phú
 

4. Bề mặt phủ Veneer

Bề mặt phủ veneer được làm từ veneer lạng, dày 0.5mm dán lên cốt gỗ, thông thường là cốt gỗ MDF, Cốt gỗ ván dăm, ván dán hoặc Finger, sau khi dán xong lớp veneer lạng lên các đội thợ sẽ tiến hành xẻ gỗ và sơn phủ PU để làm ra các vật liệu như Giường, Tủ, bàn, ốp vách, vách ngăn...
Veneer là gỗ tự nhiên sau khi khai thác được cắt (bóc ly tâm) thành những lát dầy từ 0.3mm > 0.6mm. Rộng tuỳ theo loại gỗ trung bình khoản 180mm, dài khoản 240mm, được gọi là veneer được phơi và sấy khô.
- Dùng một lớp ván thường là MDF, ván ép, hoặc okal dầy 3mm, tráng keo trên bề mặt lớp nền.
- Nối (may) từng tấm veneer lại theo quy cách (quy cách chuẩn 1200 x 2400mm) bằng keo -> dán tấm veneer lên lớp nền (MDF, Ván ép) đã phủ keo.Bề mặt phủ veneer
- Ép tấm này lại bằng máy (ép nguội hoặc ép nóng) đến khi dính và phẳng mặt.
- Dùng máy chà nhám tạo cho bề mặt veneer láng đẹp
Ưu điểm:
+ Dễ thi công
+ Chi phí thấp so với gỗ tự nhiên.
+ Có thể tạo những đường cong theo như ý của nhà sản xuất
 

5. Bề mặt phủ Acrylic

Acrylic là là tên gọi của một loại vật liệu bề mặt với đặc trưng về độ sáng bóng và hiện đại. Acrylic (nhựa trong suốt), còn gọi là Acrylic glass (kính thủy tinh). Tại Việt Nam, Acrylic phổ biến với tên gọi là Mica.
Acrylic là một loại nhựa có nguồn gốc từ tinh chế dầu mỏ và có tên khoa học là PMMA -  viết tắt của poly (methyl)-methacrylate. Acrylic có thể là trong suốt hoặc có màu sắc với nhiều sự lựa chọn khác nhau.Bề mặt phủ Acrylic
Ưu điểm:
+ Màu sắc phong phú
+ Sáng, đẹp, hiện đại
+ Nhẹ
+ Dễ chế tạo thành các hình thù
+ Khó vỡ đối với các tác động vật lý
Với ưu thế về độ bền, bề mặt bóng mịn và hiện đại, Acrylic đang được ưa chuộng trong lĩnh vực Nội thất tại Việt Nam và được sử dụng cho nhiều chi tiết từ đơn giản như kệ TV, tấm trang trí đến phức tạp như tủ bếp, tủ áo…
Tấm Acrylic thường được phủ lên bề mặt cốt Picomat
zalo