Bạn cần chuẩn bị gì trước khi sơn nhà?

Bạn cần chuẩn bị gì trước khi sơn nhà?
Bạn cần chuẩn bị gì trước khi sơn nhà?

Bạn cần chuẩn bị gì trước khi sơn nhà?

 

Nếu chỉ có sự cẩn thận và khéo léo của người thợ khi sơn thì điều đó vẫn chưa thể tạo nên sự hoàn mĩ cho căn nhà của bạn được. Hãy lưu ý một vài điểm sau để có được hiệu quả tốt nhất khi tiến hành sơn nhà nhé!

1: Chuẩn bị không gian

Việc dành quá nhiều thời gian và công sức sơn sửa một thứ gì đó quả thật vô cùng chán nản dù chỉ là nhìn thấy một mặt dưới đồ vật hay góc khuất của phòng không hoàn hảo. Bạn cũng sẽ chẳng thích thú khi mất vài giờ để sơn, sau đó lại thêm một khoảng thời gian không nhỏ để dọn dẹp sạch sẽ. Vì thế, bạn nên đảm bảo rằng mình luôn:

- Có ánh sáng tốt trong khu vực sơn sửa.

- Di chuyển hoặc che phủ tất cả đồ đạc và sàn nhà. Vá và làm mịn các lỗ đinh, mảng vữa vỡ trên bề mặt cần sơn.

- Lau chùi cẩn thận các bề mặt cần sơn.

- Cất gọn các công tắc điện rời và che kín ổ cắm trên tường.

2: Chọn màu sắc sơn

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại sơn, tất cả đều hứa hẹn sẽ mang lại cho bạn những kết quả tuyệt vời. Đầu tiên, việc quan trọng là phải chọn đúng sơn trong nhà cho các bề mặt bên trong và sơn ngoài trời cho các mặt bên ngoài. Sơn bên trong khô nhanh và ít bị để lại dấu vết do tác động môi trường hơn sơn ngoài trời.

Quyết định độ bóng nào bạn cần

Có 5 mức độ bóng của sơn bên trong.

- Sơn bóng tồn tại trên các khu vực đòi hỏi sự lau chùi sạch sẽ thường xuyên như bếp, phòng tắm và tường.

- Sơn có độ bóng trung bình thì bền hơn nhưng ít sáng.

- Sơn mịn dễ lau chùi nhưng độ bóng thấp.

- Đối với những bức tường trong phòng ngủ, phòng khách và phòng sinh hoạt gia đình, sơn sần như vỏ trứng là một sự lựa chọn tốt, với độ bóng hiếm khi nhận thấy một cách rõ rệt.

- Sơn mịn hầu như không có chất lượng phản chiếu là loại lý tưởng cho các mặt tường và trần không cần tuân theo yêu cầu nào.

3: Ghé thăm các cửa hàng sơn

Cùng với sự phối hợp màu sắc, kết cấu và tình trạng sinh hoạt của khu vực cần sơn, bạn nên ghé thăm các cửa hàng sơn hay trung tâm nội thất gia đình. Chọn những mẫu màu sơn bạn cho là phù hợp với những gì bạn nghĩ trong đầu nhưng chớ mua ngay. Bạn hãy nói với người bán hàng về công việc bạn cần làm và nhờ họ tư vấn nên mua loại sản phẩm và độ bóng hợp lý với yêu cầu của bạn

4: Kiểm tra tất cả các kiểu ánh sáng

Việc quan sát mẫu sơn ở tất cả các loại ánh sáng ban ngày và ban đêm là vô cùng cần thiết. Màu xanh chuẩn có thể hoàn toàn khác hẳn trong phòng ngủ khi bật đèn. Bạn nên tìm sắc độ phù hợp cho thời điểm bạn sinh hoạt trong phòng nhiều nhất. Nếu bạn đi làm cả ngày ở ngoài thì nên chọn màu sơn thích hợp nhất với ánh sáng ảo.

5: Cần mua bao nhiêu sơn

Trên tất cả các thùng sơn đều ghi đầy đủ thông tin bạn cần biết dưới điều kiện bình thường. Bạn chỉ cần đo kích cỡ căn phòng, đếm các cửa sổ và cửa ra vào cần sơn, người bán hàng sẽ tính ngay cho bạn lượng sơn cần mua hoặc tham khảo trên Internet cách tính lượng chính xác. Không nên mua ít hơn lượng đã tính vì bạn sẽ cần dư một chút sơn để vá những vết va chạm sau khi sơn.

6: Chọn lựa chổi sơn

 

Tường và trần có thể phun sơn tuy nhiên việc này khó đối với những người mới vào nghề. Còn dùng chổi quét hoặc chổi lăn thì tốc độ sẽ chậm hơn.

- Nếu bạn chỉ cần sơn mỏng thì nên dùng chổi quét.

- Chổi lăn bằng bọt biển khi sơn trên các mặt bằng phẳng sẽ mang lại độ mịn và dễ sử dụng.

- Bàn chổi sơn bằng bông mềm rất phổ biến vì chúng giữ được rất nhiều sơn và nhanh chóng làm nhẵn nhụi bề mặt tường.

Những người cung cấp sơn có thể hướng dẫn bạn chọn dụng cụ sơn tốt nhất cho dự án cụ thể của bạn.

7: Dành đủ thời gian

Việc sơn một căn phòng nhỏ hay một chiếc ghế nghe có vẻ không mất nhiều thời gian. Trừ phi bạn đã từng có kinh nghiệm sơn, bạn nên phân phối nhiều thời gian hơn bạn nghĩ sẽ đủ cho công việc bạn định làm một chút. Bạn sẽ cảm thấy không hài lòng với bản thân nếu phải dừng công việc giữa chừng vứt bỏ mọi thứ và lau chùi đồ vật rồi chỉ quay lại công việc vào những ngày tiếp theo. Bạn nên cho mình thời hạn “xông xênh” hơn chút để không phải vội vã và có thời gian tận hưởng thành quả lao động cuối cùng.

Xây nhà trọn gói Thi công nhà dân dụng Thi công điện nước Thi công sơn bả Thi công thạch cao Cửa nhựa lõi thép uPVC Cửa nhôm định hình hoa sắt cửa sắt | Kinh nghiệm xây nhà Mẫu nhà đẹp Giá vật liệu xây dựng TẢN VIÊN

zalo