Khái niệm và lý luận của "Phái lý pháp"

Khái niệm và lý luận của
Khái niệm và lý luận của

Khái niệm và lý luận của "Phái lý pháp"

KHÁI NIỆM VÀ LÝ LUẬN CỦA "PHÁI LÝ PHÁP"
 

Lý khí là phong thủy bàn đến những yếu tố vô hình, là sự phân tích phương hướng và thời gian vô hình của phong thủy. Trái đất không ngừng chuyển động, cả trái đất và cả vũ trụ mỗi ngày, mỗi năm đều không ngừng biến động, Khiến cho tại mọi thời điểm khác nhau lại có phương vị phong thủy khác nhau. Loại học vấn căn cứ vào sự thay đổi của thời gian để lựa chọn phương vị phong thủy chính là nội dung cơ bản của Lý khí.

Cơ sở lý luận sản sinh ra "phái lý khí" so với "phái hình thế" thể hiện rõ ràng hơn khi dựa vào tư tưởng khí luận trong triết học cổ đại của Trung Quốc. Tư tưởng khí luận cho rằng, vạn vật trong thiên địa đều do khí sinh ra, tức "tất cả mọi vật đều là khí" (Phương Dĩ Trí), "Khí lưu hành tràn đầy vũ trụ" (Chu Hy), "Thiên địa vạn vật đều là một thể" (Trình Hạo). Vạn vật trong thiên địa đã là một thể, thì giữa phải có cái gì đó là chung, đó chính là "lý", Trình Hạo nói: "Vạn vật chỉ có một thiên lý". Lý tồn tại hiện thực nhưng lại vô hình, "sự kết hợp của lý và hình chính là tượng của khí". Lý sinh ra từ khí, những kham dư gia cũng giống như những nhà thuật số âm dương, họ muốn tìm hiểu sự thật của "Thiên lý", để từ đó đạt được sự điều tiết thống nhất giữa người và "Thiên lý". Lý của vạn vật trong tự nhiên có quan hệ mật thiết với con người, đây chính là quy luật của thời gian và không gian, quy luật của vũ trụ về phương vị của thời gian và không gian. Vì vậy, trong các ghi chép của tướng trạch từ thời xa xưa có những ghi chép về lý luận âm dương, cũng dùng cả thiên thể để xác định triều hướng cho kiến trúc. Vì vậy con người tiến hành nghiên cứu cách định hướng trong việc kiến trúc xây dựng cũng rất hữu lý. Từ đời nhà Đường trở về sau người ta đã chính thức phát minh ra kim chỉ nam, kim chỉ nam liền được ứng dụng rộng rãi trong việc định hướng kiến trúc xây dựng. Việc sử dụng la bàn đã đẩy mạnh sự phát triển của phái lý khí phong thủy. Các tác phẩm về lý khí xuất hiện ở thời Đường, Tống và sau đó đều nhấn mạnh việc sử dụng la bàn và có sự giải thích về sự khác biệt của "chính châm" và "Tùng châm" do góc lệch của kim nam châm.
Phái lý pháp trong phong thủy

Rất rõ ràng, trọng điểm lý luận của lý khí là lấy lý khí phương vị là chính, tức là khí phương vị khác nhau thì có tốt xấu khác nhau, còn phái hình thế nhấn mạnh "Khí hành tùy theo thế đất", phái lý khí đồng thời cũng nhấn mạnh các nguyên lý ngũ hành sinh khắc, âm dương bát quái, cửu tinh hung cát, 24 hướng sơn.

1. Bản chất của "Khí" trong thuyết Lý khí phong thủy

"Khí" nói đến trong phong thủy, trong điều kiện bình thường, tác dụng của nó đối với con người thông thường là vô hình, trước tiên là thực hiện qua các tác dụng tâm lý. Những kết quả cứu nghiên cứu đã có cho đến ngày nay chứng tỏ rằng, "khí" trong phong thủy, có thể giống như "trường" trong vật lý học hiện đại. Khái niệm về khí trong phong thủy bắt nguồn từ khái niệm về khí trong triết học cổ đại của Trung Quốc. Đây là một phạm trù quan trọng trong triết học truyền thống của Trung Quốc, đã có ảnh hưởng rất lớn đối với văn hóa của Trung Quốc. Những nghiên cứu của vật lý học hiện đại ngày càng chứng thực tính nhất trí của khí trong triết học cổ đại Trung Quốc với trường trong vật lý học lượng tử.
Lý luận phong thủy đưa vào khái niệm "khí" trong triết học truyền thống, cho rằng bất cứ môi trường phong thủy nào cũng đều tồn tại một loại khí âm dương hòa hợp, loại khí này có thể sản sinh ra những ảnh hưởng đối với sinh lý và tâm lý con người, khí âm dương hòa hợp này trên thực tế là một loại hình thức "Trường", tồn tại trong một môi trường nhất định. Nội dung chủ yếu của phong thủy, một là khí, hai là hình. Hình là chỉ về địa hình, khí là môi trường xung quanh. Cũng có thể cho rằng khí và hình là hai bộ phận có liên quan mật thiết không thể nào tách rời được trong phong thủy; hình là bên ngoài của khí, khí là sự vi tế bên trong hình, khí ẩn khó biết, hình thì dễ thấy. Vì vậy trong "Táng thư" có viết: "Đất là thể của khí", "Đất có cát khí (khí tốt) thời cuộc đất sẽ theo đó mà lên". Điều này nói lên rằng hình là biểu hiện bên ngoài của khí. Hình - Khí vốn là một chỉnh thể. Để có được một hoàn cảnh môi trường tụ khí, đối với những hình thế, thông thường phong thủy có một yêu cầu nhất định, là phải thể hiện hình dạng bao quanh cuộc đất. Phía sau có núi để dựa, bên phải bên trái có sa sơn hộ vệ, trước mặt có thủy, đó là một mô hình tụ khí phong thủy điển hình
Khí ở trong phong thủy còn được coi là "Sinh khí" với ý nghĩa là "có sức sống", "Khí âm dương thổi ra là gió, dâng lên là mây, giáng xuống là mưa, lưu hành trong đất là sinh khí". Loại sinh khí này dường như là nguồn gốc của vật chất dẫn đến sự hóa sinh vạn vật.

Nói tóm lại, khái niệm về khí trong lý luận phong thủy, giống như khái niệm về khí trong triết học truyền thống, là vấn đề bản chất cần được nghiên cứu sâu. Loại tư tưởng khí luận này đã ảnh hưởng đến phong thủy, bản thân nó đã đạt đến mức lý luận cao nhất, chỉ có điều là hậu thế khi tìm hiểu về hàm nghĩa của nó thường không đạt đến giới hạn này. Đa số người ta thường chuyển sự chú ý sang phái phong thủy hình thế, sự hiểu biết về phong thủy của phái lý khí của nhiều người đã trở nên sai lệch. Vì vậy sự giải thích về thuyết lý khí ngày càng đi xa nguồn gốc của nó, từ đó mà trở thành đối tượng bị lãng quên. Ngày nay, chúng ta nghiên cứu về phong thủy không thể không bắt đầu từ nguồn gốc của thuyết lý khí.

2. Trấn "Sát" - Một hiện tượng văn hóa phong tục dân gian bắt nguồn từ Lý khí

Chính vì phong thủy của phái lý khí nhấn mạnh khí và lý là nhất trí, phương vị khác nhau thì khí tốt xấu khác nhau, như đối với Khảm trạch tọa Bắc hướng Nam mà nói, hướng Đông Nam là hướng "Sinh khí", là thượng cát, Tây Bắc là hướng "Lục sát", là hung. Vì vậy khi làm nhà cửa phải luôn luôn thuận sinh khí đồng thời còn phải trấn sát khí. Mục đích của trấn sát khí trong phong thủy là để trừ tà khí, để khi gặp hung thì hóa thành cát. Phương pháp trấn sát trong phong thủy có rất nhiều, có vật trấn, có phù trấn, v.v...

3. Các tiểu phái trong Phái Lý pháp

Phái Bát Trạch: Căn cứ vào toạ sơn làm quái gốc, kết hợp với 8 quái còn lại theo du niên tạo thành 8 sao Sinh khí, phúc đức, thiên y, phục vị là tứ cát tinh, ngũ quỷ, tuyệt mệnh, lục sát, hoạ hại là tứ hung tinh. Trong bài trí thích hợp phương cát, kỵ phương hung, tối quan trọng Đông Tây đồng vị , kỵ Đông Tây hỗn loạn. Bát Trạch cũng áp dụng cho mệnh cung của từng người, người Đông tứ mệnh hợp với hướng Đông tứ trạch và tương từ cho Tây tứ mệnh. Tuy nhiên cũng theo quan điểm phái này thì có hàng vạn ngàn người cùng một mệnh Đông tứ trạch thì chỉ ở phương Đông tứ trach hay sao ? mặt khác quan niệm căn cứ vào Bát Trạch để phân chia cổng cửa phòng ốc là phương pháp tĩnh, không hợp với quan điểm Dịch lý, xem ra có phần thô lậu, giản đơn. Chỉ có phái Huyền Không Phi Tinh khả dĩ chuẩn xác và phù hợp.
 
Mệnh lý phái: Dựa chủ yếu vào mệnh cung thân chủ, kết hợp với Huyền Không phi tinh của các sơn hướng để tìm ra các sao chiếu. Sau đó luận theo âm dương ngũ hành hỷ kỵ để tìm ra phương vị phù hợp. kết hợp thêm với trang sức, màu sắc cùng các vật dụng trong nhà để bày bố, hoả giải phù hợp.
 
– Phái Tam Hợp: Căn cứ theo lý luận sơn thuỷ là chủ, huyệt phải căn cứ vào bản chất của sơn thủy hay long để xem xét ngũ hành của trạch toạ trạch có tương hợp hay không. Với thủy thì phân ra 12 cung vị trường sinh để lựa chọn thuỷ đến thủy đi, thuỷ đến chọn phương sinh vượng bỏ phương suy tử. Thuỷ đi chọn phương suy tử bỏ phương sinh vượng. Phái này chủ yếu áp dụng cho âm trạch.
 
Phái Phiên Quái: Chủ yếu dựa vào phiên quái pháp do Hoàng Thạch Công khởi xướng, hìnhh thành Cửu tinh Bát Quái là tham lang, cự môn, lộc tồn, văn khúc, liêm trinh, vũ khúc, phá quân, tả phụ, hữu bật phối hợp với sơn thuỷ bày bố xung quanh huyệt để luận đoán cát hung.
 
Phái tinh túc: Dùng 28 tinh tú phối chiếu, căn cứ vào ngũ hành của sao, phối hợp với loan đầu núi sông để luận đoán cát hung.
 
Huyền Không phi tinh quái: Một phái lớn căn cứ vào Hà đồ, Lạc thư đề xuất Cửu cung là Nhất bạch, Nhị Hắc, Tam Bích, Tứ Lục, Ngũ Hoàng, Lục Bạch, Thất Xích, Bát Bạch, Cửu Tử bày bố theo thời gian chiếu vào các cung vị xung quanh huyệt. Ngoài ra còn có phi tinh của sơn hướng toạ huyệt, căn cứ vào phi tinh và vận tinh đó để luận đoán sự phối hợp tốt xấu với hình thế núi non sông nước xung quanh huyệt hình thành hoạ phúc.
 
Phái chia rất nhiều nhưng người học cần tinh thông về lý khí, về âm dương ngũ hành, huyền không đại quái. Sau đó kết hợp với những luận đoán về loan đầu mà tổng hợp lại dung hoà giữa tinh hoa các phái. các phái có nhiều nhưng tự trung đều quay quanh một lý thuyết hợp nhất lấy Dịch làm căn bản, cần nhất người học phải lấy tinh bỏ thô, dung hoà được những tinh hoa đúc kết dựa trên kinh nghiệm.
zalo