THIẾT KẾ NHÀ HÀNG
Điều quan trọng nhất quyết định sự thành công của một nhà hàng, đó chắc chắn là các món ăn ngon. Nhưng đẳng cấp của một nhà hàng lại nằm ở không gian nội thất. Nếu bạn đang có ý định đầu tư một nhà hàng hay một khách sạn sang trọng, chúng tôi tin rằng bạn sẽ phải tìm được một nhà thiết kế nhà hàng chuyên nghiệp, để giúp bạn hình thành và hiện thực hóa từng ý tưởng của mình.
I. Các tiêu chí Thiết kế nhà hàng
1. Nhanh nhất và kinh tế nhất
Đa số các nhà hàng hiện nay đều phải thuê mặt bằng nên yêu cầu đầu tiên khi chuẩn bị thiết kế và xây dựng là phải nhanh nhất để giảm tối đa chi phí thuê mặt bằng. Do vậy khi bạn chuẩn bị đầu tư vào nhà hàng yêu cầu đầu tiên bạn phải đặt ra là thiết kế nhanh nhất; phương án thi công nhanh nhất. Đối với việc thiết kế nội thất nhà hàng, TẢN VIÊN tiến hành thiết kế gần như song song với việc thi công xây dựng và gia công đồ nội thất. Thời gian để thiết kế và thi công vừa đủ cho một công trình thuộc thể loại này không được quá một tháng và có thời hạn thuê từ 2-5 năm.
Hầu hết các mặt bằng đi thuê đều không có thời hạn quá dài (khoảng từ 2 năm-5 năm); hơn nữa do tốc độ phát triển xã hội quá nhanh và nhà hàng thuộc về dạng công trình công cộng nên thường sau 2-3 năm bạn sẽ phải đầu tư cho việc sửa sang, nâng cấp lại nội thất của nhà hàng. Cũng có thể do thị hiếu và nhu cầu của người dân sẽ thay đổi nên bạn sẽ phải chuyển đổi cơ cấu bên trong của công trình cho phù hợp. Theo TẢN VIÊN bạn nên lựa chọn những vật liệu cơ bản không cầu kỳ và có giá thành cao quá; nên sử dụng những vật liệu nhẹ, dễ thay đổi, sửa chữa và có giá thành hợp lý. Với nhà hàng không gian nội thất nên được khoác lên tấm áo mộc mạc với những chất liệu đơn giản và gần gũi như gỗ, đá, thạch cao, kiếng… hoàn toàn phù hợp với tiêu chí TẢN VIÊN đề cập ở trên đồng thời mang lại một không gian thư thái, yên bình. Bằng ngôn ngữ kiến trúc, TẢN VIÊN luôn mong muốn sẽ mang lại cho nhân viên nhà hàng một môi trường làm việc năng động và thân thiện. Với khách hàng, những đường nét, màu sắc, chất liệu đặc trưng của thương hiệu phần nào đọng lại trong họ một cảm giác thân quen, gần gũi.
Thực tế cho thấy một công trình công cộng được đánh giá là đẹp chủ yếu là do cách thiết kế không gian, cách bài trí ấn tượng và sự sắp đặt hợp lý; do vậy bạn nên chú trọng vào việc tạo ra cá tính riêng biệt, phong cách đặc trưng cho không gian bên trong hơn là chú ý vào những chi tiết trang trí cầu kỳ hay những vật liệu đắt tiền. Một bản thiết kế tốt sẽ có vai trò thực sự quan trọng khi bạn đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh dịch vụ nhà hàng.
2. Hiệu quả và thực dụng
Hầu hết những chủ đầu tư luôn muốn nhà hàng của mình phải chứa được thật nhiều khách và điều đó đồng nghĩa với việc kiến trúc sư buộc phải thu nhỏ các không gian phụ trợ khác như: toilet, khu bếp, khu quầy bar, khu nhân viên, khoảng trống, góc trang trí…và hơn nữa là việc kê đồ nội thất, bàn ghế quá dày đặc. Hãy nhìn cách bố trí không gian của một số nhà hàng nổi tiếng bạn sẽ thấy một nhà hàng sẽ có không gian đẹp hơn khi có nhiều khoảng trống hơn; Do vậy, không nên kê bàn ghế quá sát nhau hay không nên tận dụng chỗ ngồi một cách thái quá vì sẽ làm không gian trở nên bức bối, dễ làm khách hàng mất đi sự riêng tư cần thiết.
Theo kinh nghiệm của TẢN VIÊN về tư vấn thiết kế nội thất nhà hàng thì một nhà hàng ban đầu nên kê với mật độ vừa phải vì thời gian đầu bạn chỉ có thể đạt được 50-70% công suất kinh doanh thực tế; sau 3-6 tháng kinh doanh tốt bạn mới nên tăng thêm số chỗ khách hàng ngồi nếu cần. Một không gian thoáng, riêng tư và thoải mái hơn sẽ làm khách hàng hài lòng hơn và dĩ nhiên đó cũng là cách để bạn làm tăng hiệu quả kinh doanh của chính mình.
Khi thiết kế một không gian khu vực khách ngồi trong nhà hàng bạn nên tính toán kỹ qui mô, diện tích và đặc thù riêng của từng mô hình kinh doanh; Nên thiết kế theo định hướng kinh doanh thực tế mà bạn đã tính toán từ trước. Nên phối hợp những khu ngồi tĩnh, góc ngồi riêng tư với những không gian ngồi chung, sôi động đồng thời những kiểu đồ nội thất được cân nhắc khá kỹ lưỡng cho những không gian nội thất có chức năng khác nhau: chan hòa cho khu café, ấm áp cho khu đón tiếp, linh động ở khu bán hàng, và nhẹ nhàng ở khu thư giãn.
Việc tính toán kỹ lưỡng bài toán “nhu cầu” của khách hàng trong kinh doanh sẽ giúp bạn xây dựng một mô hình nhà hàng thực dụng hơn trong kinh doanh.
3. Đẹp, ấn tượng và sành điệu
Nói chung khi đầu tư lần đầu vào nhà hàng bạn sẽ luôn nghĩ nó cần phải đẹp; ấn tượng; sành điệu và phải hết sức đặc biệt. Thực sự những yếu tố đó là rất quan trọng đối với thể loại công trình nhà hàng nhưng bạn vẫn phải chú ý rất nhiều tới yếu tố tâm lý của khách hàng. Điều bạn cần là khách hàng luôn cảm thấy thoải mái, tự nhiên khi bước chân vào nhà hàng của bạn, sử dụng dịch vụ của bạn và hài lòng với nhà hàng của bạn; Điều này luôn gắn liền với một không gian nội thất đẹp nhưng phải ấm cúng; Sang trọng nhưng phải lịch lãm; cầu kỳ nhưng vẫn hết sức giản dị và thân quen. TẢN VIÊN tự hào đã mang đến cho các nhà hàng mà TẢN VIÊN thiết kế một không gian sang trọng và ấm cúng, để lại những ấn tượng tốt đẹp đối với những khách hàng lần đầu đến nhà hàng. Ánh sáng dịu nhẹ và những vách tường làm bằng kính trong suốt trở nên lung linh và lãng mạn hơn dưới bàn tay khéo léo của những nhà thiết kế trong việc bố trí ánh sáng. Để từ đó, khách hàng dễ dàng cảm nhận được vẻ đẹp sang trọng cũng như sự riêng tư và ấm cúng của một không gian nội thất nhà hàng.
Cách bài trí và thiết kế không gian là một trong những nhân tố chủ yếu làm nên thành công của kinh doanh nhà hàng. Bạn sẽ cần quan tâm tới kích thước và khả năng sắp xếp của phòng ăn, không gian bếp, kho lưu trữ và văn phòng. Không gian phòng ăn được ưu tiên bố trí xát mặt chính của nhà hàng, view trực tiếp ra các không gian sân vườn, cảnh quan và cổng chính. Giao thông trong nhà hàng phải đảm bảo thuận tiện, dễ di chuyển đến các khu vực chức năng trong nhà hàng.
Khu bếp phải được chia công năng theo dây chuyền: Hệ thống kho – khu gia công thô – khu gia công tinh – khu nấu – khu chia soạn.
Ngoài ra nếu nhà hàng phục vụ các món ăn Âu Á khác nhau thì khu vực bếp cũng phải bố trí tách nhau ra để không ảnh hưởng đến hương vị của từng món ăn.
Khu vệ sinh cần được bố trí tách biệt, kín đáo để tránh ảnh hưởng đến không gian và cảm giác ẩm thực của phòng ăn.
Thông thường, các nhà hàng dành khoảng 40-50% diện tích cho không gian ẩm thực, 30% cho bếp và khu vực phụ cận. Diện tích còn lại thuộc về giao thông, kho và văn phòng.
A. Nguyên lý bố trí không gian
1. Khu vực ăn uống
Đây là nơi sẽ mang tới cho bạn nguồn thu chính cho công việc kinh doanh nhà hàng. Vì vậy, điểm đầu tiên bạn cần lưu ý là không cắt giảm diện tích khi thiết kế phòng ăn.
Đi tham khảo thêm các ưu điểm của các nhà hàng nổi tiếng khác. Nhưng nên tham khảo những nhà hàng bán cùng loại sản phẩm.
Quan tâm nhất của khu vực ăn uống là giao thông đi lại và không gian ngồi. Nhân viên cần đủ chỗ đi xung quanh bàn ăn để có thể phục vụ. Thực khách cần có không gian riêng tư, ấm cúng để dùng bữa…
Tiêu chuẩn thiết kế nhà hàng tối thiểu cho một thực khách từ 1,4m2 – 1,8m2 cho mỗi chỗ ngồi. Để đảm bảo tốt nhất sự thư giãn và thoải mái cho thực khách cũng như chỗ đi lại cho nhân viên phục vụ.
Nếu có một không gian rộng, bạn có thể có một khu giới thiệu trưng bầy các loại thức ăn tươi sống. Như rau, cá, tôm, động vật cạn như rắn…
2. Khu vực chế biến
Khu bếp trong nhà hàng phải được thiết kế chuẩn công năng. Thông thường, khu vực chế biến của một nhà hàng không được thiết kế một cách hiệu quả và ảnh hưởng tới không gian bếp cũng như chất lượng dịch vụ.
Nghĩ tới từng món ăn có trong menu nhà hàng khi bạn quyết định không gian cho mỗi thành phần chế biến.
Bạn sẽ phải tính toán cả diện tích dành cho việc nhận hàng, lưu kho, chuẩn bị thức ăn, nấu nướng, rửa bát, trang thiết bị của nhân viên và không thể không kể đến một văn phòng nhỏ tiện cho việc quản lý hàng ngày của bạn.
Sắp xếp khu vực cung cấp thực phẩm sao cho rất gần vị trí của các đầu bếp.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú ý tới không gian dành cho 2 hay nhiều hơn 2 đầu bếp làm việc vào những giờ bận rộn nhất của nhà hàng...
B. Nguyên lý sử dụng Vật liệu
Tiêu chuẩn vật liệu dùng cho nhà hàng cũng đòi hỏi loại vật liệu bền và đẹp. Tuy mong muốn của nhà hàng về độ bền của nội thất chỉ là 1- 3 năm. Nhưng vì ngoài phải chịu sự tác động liên tục của con người thì vật liệu còn đòi hỏi phải chịu được nước, độ ẩm cao, nóng lạnh bất thường… Do đó những loại chất liệu kém bền và không chịu được nước và độ ẩm phải thực sự hạn chế. Bàn ghế phải dùng gỗ thịt, không nên dùng gỗ công nghiệp. Những chỗ liên tục phải chịu sự tiếp súc của tay thì nên được ốp đá hoặc gạch men, bề mặt sàn nên dễ lau chùi. Hệ thống thông gió, điều hòa phải tốt. Trong trường hợp phải sử dụng những vật liệu như vậy thì phải liên tục kiểm tra, bảo dưỡng. Nếu không thời gian sử dụng chúng chỉ khoảng 6 tháng.
Phòng bếp cần sử dụng loại vật liệu có thể chùi rửa thường xuyên và ít khả năng lưu cữu thức ăn.
III. Nguyên tắc lựa chọn đơn vị thiết kế
Để có được một nhà hàng đẹp, hợp với mặt bằng xã hội, hợp với sản phẩm bạn cung cấp. Bạn cần có được một nhà tư vấn thiết kế nhà đẹp nhiều kinh nghiệm. Nhờ đó bạn tiết kiệm được vốn và có kinh doanh hiệu quả hơn.
TẢN VIÊN là đơn vị có kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực thiết kế nhà hàng, với đội ngũ kiến trúc sư sáng tạo, yêu nghề cam kết sẽ đem lại cho bạn một nhà hàng phong cách, ấm cúng và kinh tế.