Phương pháp tìm long mạch trong phong thuỷ theo "Phái hình thế"

Phương pháp tìm long mạch trong phong thuỷ theo
Phương pháp tìm long mạch trong phong thuỷ theo

Phương pháp tìm long mạch trong phong thuỷ theo "Phái hình thế"

PHƯƠNG PHÁP TÌM LONG MẠCH
TRONG PHONG THUỶ THEO PHÁI HÌNH THẾ
 
Phong thủy là một học thuyết dựa vào việc lựa chọn hoàn cảnh môi trường được phát triển trong thực tiễn cuộc sống trong suốt thời cổ đại. Phong thuỷ được sinh ra và phát triển dưới tiền đề của thực tế cuộc sống, là một hệ thống tri thức có tính ứng dụng rất cao, có những phương pháp thao tác ứng dụng đặc biệt. Qua một thời gian dài, do sự truyền bá của phong thủy có tính thần bí, phương pháp thao tác của phong thủy bị người ta coi là điều cao sâu khó nắm bắt, vì vậy người hiểu biết phong thủy thường chỉ biết điều tất nhiên mà không biết nguyên nhân. Ngày nay, chúng ta nghiên cứu về phong thủy phải bắt đầu từ việc nghiên cứu phương pháp thao tác của phong thủy, có như vậy mới có thể hiểu được chính xác toàn bộ quá trình hình thành của môn phong thủy. Dù là phong thủy phái hình thế hay phong thủy phái lý khí, "Tướng địa" (xem hình dạng cuộc đất) đều phải tuân theo một trình tự là: trước tiên lựa chọn hình thế lớn của . núi sông, sau đó lựa chọn hoàn cảnh môi trường nhỏ của cuộc đất, tức là từ lựa chọn vĩ mô đến lựa chọn vi mô. Sự lựa chọn hoàn cảnh môi trường vĩ mô và hoàn cảnh môi trường vi mô đều không thể tách rời la kinh phongthủy.
Lựa chọn mô hình núi sông chủ yếu là việc lựa  chọn hoàn cảnh môi trường lớn bên ngoài nơi ở, như  long mạch, sa thủy, huyệt hình, tọa hướng, v.v... tức là  tương đương với 5 yếu tố lớn là "long, huyệt, sa, thủy,  hướng" ở trong "Địa lý ngũ quyết".
 

1. Các thế đất trong thuyết phong thuỷ

- Công việc thứ nhất trong thao tác xem phong thủy là phải xác định hình thế của lai long (rồng đến, tức hướng long mạch đến) trên phạm vi vĩ mô. Liên quan  đến khái niệm "long mạch", rất nhiều sách phong thủy  đã bàn tới, tác giả Diệp Cửu Thăng trong tác phẩm "Địa  lý đại thành, sơn pháp toàn thư" có ghi: "Long là gì?  Chính là sơn mạch... đất là thịt của rồng, đá là xương  của rồng, cỏ cây là râu tóc của rồng". Một tác phẩm  phong thủy khác là "Âm Dương nhị trạch toàn thư" cũng  có ghi: "Địa mạch đi đứng nhấp nhô là rồng". Thật ra,  long mạch trong phong thủy là chỉ tình trạng mặt đất  nhấp nhô (xét về ngoại hình, sơn mạch liên quan đến  sinh khi ở trong đất).
- Nhìn thế đi của núi non để tìm long mạch, trong  phong thủy là nghiên cứu về nguồn gốc của long mạch  đến, cũng tức là liên quan đến sinh khí. Hoàng Diệu  ứng đời Tống đã viết trong tác phẩm "Bát sơn thiên": "Phương pháp tìm long, tìm tổ tông, tìm nơi ở của tổ tông, phụ mậu là phương pháp cao siêu". Tức ý nói là tìm long trước tiên phải tìm núi tổ tông, sau đó tìm núi phụ mẫu. Núi tổ tông là. nơi quần sơn phát mạch, núi phụ mẫu là đầu vào của sơn. mạch ở huyệt trường. Thông thường bắt đầu từ nơi quần sơn phát mạch, sự sắp xếp của các núi là: "Trước tiên đỉnh nhô cao là tổ, đỉnh thứ đến là tông, sau đó hai đỉnh bên trái bên phải là phụ mẫu", "Bắt đầu từ tổ tông mà thấy thai tức dựng dục của phụ mẫu", cuối cùng "xem xét hình thế mà tìm huyệt". Sở dĩ nhấn mạnh long mạch phải ở xa xôi đến là vì "Ở xa thì long mạch dài, đắc thủy nhiều, ở gần thì long mạch ngắn, đắc thủy ít". Trong phong thủy lấy đắc thủy làm ưu tiên, tàng phong là kế đến, vì vậy long mạch từ xa đến thường là nước chảy dài mà đến, cho nên mới nói "Nguồn xa chảy dài".
 

a. Chia thế đất theo "Ngũ thế"

Chính thế - Long mạch phát xuất từ phương Bắc hướng về phương Nam. .
+ Trắc thế - Long mạch phát xuất từ phía tây, kết huyệt ở phía bắc, mà hướng về phương Nam.
+ Nghịch thế - Long mạch ngược với thủy mà hướng lên, thủy thuận chảy xuống.
+ Thuận thế - Long mạch thuận theo thủy mà hướng xuống, thủy nghịch mà chảy lên.
+ Hồi thế - Thân long mạch quay về sơn tổ làm  hướng
 

b. Các hình thế long mạch tốt

Người ta đã dựa vào hình thái của dãy núi để tìm ra 9 dạng long mạch tốt là:
+ Hồi long - Hình thế uốn lượn, hướng về tổ tông giống như rồng khoanh hổ ngồi.
+ Xuất dương long - Hình thế uốn lượn vươn tới giống như con thú ra khỏi rừng, con thuyền vượt biển.
+ Giáng long - Hình thế sừng sững uy nghi, núi cao dốc đứng, giống như nhập triều đại tọa, phi ngựa phất cờ
+ Sinh long - Hình thế cong lượn, tầng tầng lớp lớp, như con rết dương chân, như chuỗi ngọc, như dây leo.
+ Phi long - Hình thế bay lượn, trầm bổng nhanh nhẹn, như con nhạn vút lên, như chim ưng sải cánh, hai cánh mở rộng như phượng múa loan bay.
+ Ngọa long - Hình thế vững vàng chắc chắn như hổ  ngồi, như voi đứng, như trâu ngủ, như tê giác nằm.
+ Ẩn long - Hình thế bàng bạc, mạch lý tiềm tàng,  hiện lên như tấm thảm trải dài ra.
+ Đằng long - Hình thế cao xa, to lớn hiểm trở như  vút lên trời cao, mây mù giăng tỏa.
+ Lãnh quần long - Hình thế dựa theo, thưa dầy tụ  hợp như bầy hươu, bầy cừu chạy, như bầy cá bơi, như  bầy chim bay.
 

c. Một số hình thế đất nên tránh

Theo quan niệm cổ, có mấy thế đất (địa thế) không tốt cần lưu ý sau: dạng dắt trâu, chữ bát, cung ngược, nhảy ngược...
- Dạng dắt trâu: địa hình này tán tài, tán khí. Nước sông hoặc đường đi từ hai bên nhà ở hợp tụ lại phía trước cửa sổ rồi chảy đi. Đây là loại địa hình ác tướng, được gọi là dạng ''dắt trâu''.
- Dạng chữ bát: có một dòng sông hay một đường đi chọc thẳng vào cửa chính, sau đó phân làm hai nhánh sang hai bên. Nhà ở địa hình này không tốt. Dạng địa hình này ngược với ''dắt trâu''.
- Dạng cung ngược: Lưng hình cung của con sông hoặc đường đi nằm ở phía trước nhà, trong phong thuỷ gọi là địa hình cung ngược, không tốt.
- Dạng nhảy ngược: đây là loại hình nhà đối diện hình cung ngược. Cũng như loại cung ngược, địa hình này là đất hung tướng nên dù nhà ở bên trái, bên phải, phía trước, phía sau đều không tốt.
 

d. Cách phân chia thế đất khác

Vì long mạch biến hóa đa đoan, cho nên chủng loại của nó trong thực tế cũng rất nhiều. Nhưng khái quát lại, còn có một phương pháp phân loại khác là: sinh long, tử long, cường long, nhược long, thuận long, nghịch long, tiến long, thoái long, phúc long, bệnh long, kiếp long, sát long. Trong số đó, sinh long, cường long, thuận long, tiến long, phúc long là cát long (tức long mạch tốt) tử long, nghịch long, thoái long, bệnh long, kiếp long, sát long là các long mạch xấu.
 

Phong thuỷ làm nhà+ Sinh long:

Thế núi hùng vĩ, tinh phong tú bạt, thế đi lỗi lạc, phải trái có vây cánh, các chi hoạt bát mà hướng tới  trước, đều có sinh khí. Cho nên loại long mạch đến này rất tốt.
 

+ Tử long:

Thế núi cứng nhắc như rắn chết, thiếu tay chân, loại long mạch này không hiển linh.
 

+ Cường long:

Thế núi hùng vĩ, thế đi ngang tàng, sức mạnh cực lớn như vạn mã phi nước đại. Cho nên, đây là loại long mạch rất tốt.
 

+ Nhược long:

Thế núi đến ốm yếu, giống như bộ xương khô, phân nhánh co rút, lực của sơn thể cũng vậy. Loại long mạch đến này không tốt.
 

+ Thuận long:

Loại long mạch này thế thuận mà xuất, phân  nhánh đều bài bố thuận, thế đi đoàn tụ, tôn ty có trật tự  cùng tiến tới, trên dưới chiếu cố nhau, phải trái ôm vào,  đều là hữu tình mà không quên. Loại long mạch này rất  quý.
 

+ Nghịch long:

Thế long mạch đang đi tới bỗng quay ra sau, cao thấp loạn xạ, ngọn núi nghiêng lệch, phân nhánh đều theo hướng nghịch lại, thanh long bạch hổ đều không hộ vệ thế đi trái khuấy. Loại long mạch này cũng rất xấu.
 

+ Tiến long:

Thế núi đế nhau dư, phân nhánh đều nhau giống như ôm xuống, hình thế hậu long từng đoạn tăng cao dần. Loại long mạch này cũng rất tốt.
 

+ Thoái long:

Thế núi mất trật tự, tay chân ngắn dần, thế long mạch lùi về sau, thế đi gắng gượng, bắt đầu nhỏ về sau càng lớn. Loại long mạch này rất xấu.
 

+ Phúc long:

Long mạch lấy tổ tông làm tôn quý, bản thân long mạch đến hai bên đều kín kẽ, trước sau chiếu cố nhau, chân tay tuy không lớn nhưng cồ kho có lẫm, sơn minh thủy tú, ngọn núi không không cao chót vót .nhưng không thô không xấu. Đây là long mạch chủ về phát phúc lâu dài.
 

+ Bệnh long:

Bản thân long mạch bất toàn, có đẹp có xấu, phân nhánh bên có bên không, bên sinh tử, bên đẹp bên xấu, hoặc một bên thì kín   kẽ, một bên thì khuyết hảm. Loại long mạch này thuộc về long mạch xấu.
 

+ Đồng bệnh long:

Long mạch đến tinh phong tú bạt, hẻm núi kín kẽ, phân nhánh thuận nhiều trông rất ưu mỹ. Nhưng vì chỗ trọng yếu của long mạch đến: hoặc gãy khúc, hoặc nát vụn, hoặc lẫn lộn đất đá, nên không tốt.
 

+ Kiếp long:

Loại long mạch đến này phân nhánh rất nhiều, nhưng lại không đoan chính, đông tây loạn xạ khiến chân khí phân tán, long mạch không tụ, không tốt.
 

+ Sát long:

Long mạch đến mang theo sát khí, vì bản thân rời sơn tổ mà đến nên đá núi hiểm trở, lởm chởm. Loại long mạch này rất xấu.
 

2. Quan sát "Sa"

- "Sa" trong phong thủy là chỉ những đồi núi nhỏ xung quanh chủ long, đặc biệt là chỉ những thế núi tầng tầng lớp lớp bao xung quanh huyệt trường. Có loại sa do vị trí sắp xếp và tác dụng khác nhau mà có những tên gọi khác nhau. Trong sách "Bát sơn thiên - Luận sa" có viết "Đứng thẳng hai bên, gọi là thị sa, có thể che chắn ác phong, rất có lực, bao bọc xung quanh long, gọi là vệ sa, có thể làm tán gió bên ngoài, tăng khí thế bên trong, bao bọc phía sau huyệt gọi là nghênh sa, thấp nhỏ như vái chào, nhường nhịn, giống như thị vệ đứng chầu phía trước, gọi là triều sa, bất kể xa gần đều rất quý"
- Trong phong thủy còn đặc biệt chú trọng lựa chọn hộ sa bên trái, bên phải. Sa bên trái của huyệt trường gọi là thượng sa, hay còn gọi là Thanh long sa; sa phía bên phải gọi là hạ sa hay còn gọi là Bạch hổ sa. Sở dĩ có phân biệt trái phải trên dưới, ngoài việc liên quan hệ với quan niệm tôn trọng bên trái của người Trung Hoa, có thể còn có quan hệ đến vấn đề chắn gió, vì vậy thượng sa ở bên trái thường nên cao to hơn hạ sa ở bên phải.
- Qua đó có thể thấy bất kể một huyệt địa phong thủy lý tưởng nào, cũng đều không thể tách rời sự bảo vệ của cát hộ sa bên trái bên phải, ở phía. trước cũng không được mở ra xa quá, mà phải có án sa, triều sa bảo vệ từ đó hình thành hoàn cảnh môi trường có thể chắn gió tụ khí.
Trong phong thủy cho rằng các tầng lớp của sa càng nhiều càng tốt, "tầng tầng hộ vệ" phải hơi nghiêng và ôm vào phía trong, trông rất hữu tình, vậy mới có thể hình thành “phát phú phát quý chi địa" (đất phát phú quý), còn dưới chân sa phải có nước chảy uốn khúc, chậm rãi, đó mới gọi là phong thủy tốt .
- Trong phong thủy còn chú ý đến hình thái bên ngoài của sa, cho rằng sa có ba loại: đầy đặn tròn kín ngay thẳng là dáng phú (giàu); thanh tú nhỏ nhắn đẹp đẽ là dáng quý (sang), nghiêng ngả, phình to là dáng thấp hèn..., vỡ nát, nhọn hoắt, nhỏ hẹp, thấp bé, nghiêng ngả, thô kệch, gầy yếu, ngắn, lệch đầu, quay lưng, gãy quẹo, đều là loại tiềm ẩn mối họa". Nói tóm lại những sa nhìn bên ngoài dễ chịu thoải mái là sa tốt, sa quý nhìn bên ngoài mà cảm thấy khó chịu là sa hung, sa xấu.
 

3. Quan sát "Thuỷ"

- "Bát sơn thiên" viết: "Phàm khi nhìn núi (sơn, long  mạch), đến nơi có núi, trước tiên phải xem nước (thủy)... nơi nước đến là nơi long mạch phát, nơi nước hết cũng là nơi long mạch tận. Vì sao xem núi (sơn) trước tiên phải xem nước (thủy)? Vì sơn và thủy luôn đồng hành với nhau. Biết nguồn gốc của thủy, là cũng biết nơi phát mạch của sơn; biết nơi tận cùng của thủy là cũng biết nơi long mạch chấm dứt).
- Khi xem thủy, các thầy phong thủy căn cứ vào hình thái ngũ hành để chia trạng thái vây bọc của thủy ra thành năm loại hình: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Đây gọi là năm loại thủy thành. Thủy thành hình là lấy nước làm khuôn mẫu, thủy thành cố tác dụng giới hạn thủy, làm cho long khí không bị tán thất.
- Trong "Ngũ thành" có Kim thành và Thủy thành, nước chảy như dải lụa, quanh co hữu tình cho nên là nơi đất thượng quý (tốt nhất), Mộc thành và Hỏa thành có thế nước như tấn công, vỡ vụn, nhọn nghiêng cho nên không thể cho là cuộc đất tốt; còn thổ thành thì có hung, có cát, dòng chảy nhẹ nhàng, sâu, dâng nhẹ là tốt dòng chảy xiết là xấu. Trong phong thủy người ta  căn cứ tình hình nước chảy trên mặt đất để chia ra làm tốt xấu, cho rằng chảy vòng vèo uốn khúc bao quanh hữu tình là đẹp, là cát; chảy xiết, đâm thẳng, cuốn đi là xấu, là hung. Quan điểm về cái đẹp và cái xấu này thoạt nhìn tường như rất hoang đường, nhưng trên thực tế nó là sự kế thừa và phát triển từ kinh nghiệm thực tế của cuộc sống, từ đó hình thành nên nền văn hóa truyền thống với mục tiêu tìm kiếm phong cách kín đáo, sâu sắc trầm lắng.
- Vì vậy yêu cầu đối với "Thủy khẩu" là: "Nguồn phải bao quanh hữu tình, không được đâm thẳng, bít kín; cửa ra phải kín kẽ, sợ nhất là đi thẳng ra xa mà không có uẩn khúc quay về.
- "Thủy khẩu" là điểm quan trọng nhất trong việc xem thế nước. Thủy khẩu là chỉ nơi nước chảy vào và nơi nước chảy ra của một khu vực nào đó, thông thường là chỉ nơi nước chảy ra. Thủy chủ về tài vận, cho nên tác dụng của thủy khẩu là tụ tài (tập trung tiền tài) Sách "Nhập địa nhãn đồ thuyết - "Thủy khẩu" viết: "Phàm nơi thủy đến gọi là thiên môn, nếu đến mà không thấy nguồn nước thì gọi là thiên môn khai (cửa trời mở); nơi thủy đi gọi là địa hộ, không thấy thủy đi thì gọi là địa hộ bế (cửa đất đóng). Nước chủ về tài, cửa vào mở thì tài đến, cửa đi đóng thì tài dùng bất tận."
- Vì vậy trong "Táng thư" mới viết: "Phép xem phong thủy, lấy đắc thủy là ưu tiên, tàng phong là kế đến." Trên thực tế một môi trường phong thủy tốt tuyệt đối không thể thiếu tác dụng của thủy. Thủy một mặt là phản ảnh của khí hậu, mặt khác lại có ảnh hưởng đến thổ nhưỡng, lớp phủ thực vật của khu vực, cuối cùng là ảnh hưởng đến cảnh quan sinh thái của một khu vực. Đối với cuộc đất để làm nơi ở mà nói, nước lại là thứ không thể thiếu được cho sản xuất và đời sống. Vì vậy các làng xóm thời xưa đều đặc biệt chú trọng việc lựa chọn thủy khẩu, lấy thủy khẩu làm đường giao thông chính, làm tiêu chí cho các vườn cảnh của làng xóm. Nhưng nơi này dân cư thường giàu có hơn những nơi khác, điều này chúng ta có thể thấy rõ trong thực. tế.
- Chính vì nước là tiêu chí của tài nguyên, vì vậy ở rất nhiều khu dân cư ở Trung Quốc đều yêu cầu phía trước nhà phải có sông nước, phía trước nhà không có sông nước thì phải đào hồ ao để làm cho tài nguyên phong phú. Thông thường người ta cho rằng: "Trữ nước trong hồ ao đủ để dưỡng địa mạch, dưỡng chân khí". Công dụng của việc đào hồ ao trước nhà còn có lợi cho sản xuất và sinh hoạt.
 

4. Điểm huyệt

Huyệt trong phong thủy cũng gần giống như huyệt vị trong cơ thể con người, là nơi có thể lấy được khí ra, khu được khí về, cũng giống như huyệt vị của cơ thể con người thông với kinh lạc, huyệt vị của phong thủy cũng thông với sinh khí của long mạch. Vì vậy trong phong thủy việc tìm huyệt là một việc hết sức quan trọng, muốn cảm thụ được sinh khí của long mạch, phải tìm được chân huyệt. Các thầy phong thủy cho rằng, huyệt là do trời đất tạo nên, tức là: có long mạch tồn tại thì  phải có huyệt, chân long phải kết chân huyệt.
Phong thuỷ làm nhà
 
Hình dáng của huyệt phong thủy, thường do sự  khác nhau của địa hình cục bộ nên chia ra làm các loại: Chính thể - Khai khẩu - Huyền nhũ - Cung cước - Song tý - Đơn cổ - Trắc não - Một cốt - Bình diện
 

4.1 Chính thể

Tinh thần khai diện, không xuất cước là Chính thể nên điểm Áp sát huyệt. Những sơn hình chính thể là bao hàm cả tạo hóa, thu hút cả tinh thần. Vậy là lực mạnh, cong to, khí thuần, nên bảo là Cát huyệt, nhưng phải là hoàn mãn: diện không vỡ lở, thân không nghiêng ngả. Xét cái động, tĩnh ở chỗ có vi mang ( khác tí chút), phân biệt cái cao, đê ở chỗ ẩn ước ( hơi lấp lí, không hiện rõ). Thấy có như thế là phải, nhưng chỉ hiềm thủy trực, và thân cô, thì sợ lắm! Vì thủy trực thì khiên động thổ ngưu, thân cô thì phiêu tán sinh khí! Vậy phải xem cẩn thận, chớ nên hồ đồ mà uổng phí công phu.
 

4.2 Khai khẩu

Phong thuỷ làm nhàKhai khẩu là: Tinh thần bình khai lưỡng cước. Nghĩa là: tinh phong mở ra hai bên như hai chân bằng nhau, cân đối, là khai khẩu, thì nên điểm huyệt Tàng sát. Những sơn thể khai khẩu, thì cái khí linh quang tụ ở trong khoảng giữa, cái dư khí phân ra hai bên dẫn xuống dưới, thế là “ thư hùng tương cố, huyết mạch giao thông”. Vậy nên là kết huyệt, nhưng khẩu trung phải viên tĩnh, oa nội phải sung đúc, long thân như là cúi xuống thì huyệt phải tiếp mạch; nếu như ngửa lên cao, thì huyệt phải đặt vào trong cái vòng cung như khai oa, chữ gọi: Trám huyền ( tức là thấm nước trong cái oa, như mắt nỏ ấy), thì mới phải là đúng, nhưng tối kỵ đường quyển hoặc lạc tào (nghĩa là: minh đường chảy cuốn nước đi hết, là đường quyển; như cái máng nước đầu trên cao, dưới thấp chảy dốc xuống hết, là lạc tào).
"Đường quyển thì không thu được ngoại khí.
Lạc tào thì phá hoại cái tinh thể cát.
Vậy phải xem xét cẩn thận, kẻo phí công phu."
 

4.3 Huyền nhũ

Phong thuỷ làm nhàHuyền nhũ là: Cái huyệt sơn có như cái sống mũi rủ xuống chính giữa chỗ khai khẩu, tựa hồ cái vú treo, nên gọi là Huyền nhũ. Nếu mạch nhũ cấp, thì nên điểm Thoát sát; nhũ hoãn, thì điểm huyệt Tọa sát. Những cái sơn thể như huyền nhũ là sinh khí ngưng tụ lại mà rủ xuống, cái linh quang phát lộ ra ngoài trông thấy, hai cung ( tả, hữu) tề đáo, một nhũ ở chính giữa, vậy là cát huyệt. Chỉ cốt là, ở trên cái nhũ được tròn và quang tĩnh, và trong cái vòng khai khẩu ấy, được khoan thư. Ngũ khí phân hình, tam đình lập huyệt, là đích phải: tối kỵ minh đường bị tắc, hoặc thủy khiên ( là đường tâm đấy lấp, hoặc nước như lôi cuốn kéo đi), thì hung họa!.
 

4.4 Cung cước

+ Cung cước là: Cái sơn thể bình chính mà khai khẩu, có một chân, vòng chuyển ôm lại huyệt trông như cái khung nỏ, nên gọi là Cung cước. Có 2 thể là: Tả, hữu Tiên cung và Giao nha. Lập huyệt thì lựa ghé vào đấy mà tiếp tài nghinh lộc. Những cái tinh thể cung cước, thì cái linh quang nó hướng vào bên trong mà tiềm tàng, cái dư khí dẫn về đằng trước mà quay lại, ôm vào minh đường tụ ở trước mặt, hoặc có ứng lạc liên chi thì đúng là cát huyệt.Phong thuỷ làm nhà
Chỉ cốt là, đầu cái chi cước ấy chuyển ngược lại, thì không ngại gì chỗ thủy khẩu không có quan tỏa. Muốn định huyệt ở cao hay thấp, thì phải tùy ở bên tả, hữu mà điểm, tối kỵ “ cước cao quá nhãn, Hổ nhiễu kình quyền” Quá nhãn thì sinh ra người nhân phẩm hèn hạ! Kình quyền thì con cháu hung bạo!
+ Cái thể cung cước này có 2 dạng: Xuất cước một bên dài, một bên ngắn là Chính cách, thì xuyên vào bên dài mà đặt huyệt; hai cước giao nhau là Biến cách, thì xuyên vào chính trung tâm đặt huyệt. Tùy hình thể, lấy Tứ sát pháp mà xử dụng.
 

4.5 Song tý

Tinh này thì thân cao, diện bình, hai bên khai hai cước, nên gọi là Song tý, tức là hai cánh tay, hai cẳng chân cũng vậy. Có ba thể: Có cái cả hai bên tả, hữu, đều có đôi – Có cái thì bên tả có đôi, bên hữu có một – Lại có cái bên hữu có đôi, bên tả chỉ có một, đấy là biến cách. Điểm huyệt thì phải tùy chỗ, lấy Tứ sát huyệt pháp mà làm, tất cả những cái tinh thể song tý là linh quang đầy đủ và thứ thái, cái chân khí có dư dật đầy rẫy, nên đông tây song đáo, nội ngoại trùng hồi, vậy là cát huyệt. Phong thuỷ làm nhàChỉ cốt ở trước mặt có minh đường tụ thủy và án, ứng tới gần thì rất quý! Điểm huyệt thì lấy chính giữa thiên tâm.
 
Tối kỵ: Nội tý tiêm xạ, nguyên thần trường trực! Tiêm xạ thì huyệt cát cũng hung! Trường trực thì tinh lành hóa ác! Song tý nên loan bão, mà giao nha càng tốt. Lưỡng cước viên tĩnh thì quý, nếu nhọn quá mà như cắp cái đòng, cái dáo, thì cắt phá bớt đầu nhọn đi.
 

4.6 Đơn cổ

+ Tinh này thân cao, diện bình, khai có một cước, nên gọi là Đơn cổ, tức là một vế hay một chân. Cũng có mấy thể dạng: Cái thì chân hơi cong như một tay mang xách đồ vật, đó là chính cách – Có cái ở dưới tinh não, một bên kết nhũ, một bên khai cước cung, đấy đều là biến cách. Vậy, điểm huyệt phải tùy chứng ứng ở bốn phía mà định.
+ Những cái thể Đơn cổ, là cái linh quang nó tụ ở trong, dư khí không đủ, nên chỉ rủ xuống được có một bên, tuy bên tả hay bên hữu thiếu mất một, nhưng huyệt hoặc ở trên hay ở dưới cung chỉ dựa vào một bên tốt,Phong thuỷ làm nhà chứ không dùng được cả hai, nên cho là cát huyệt. Vậy đơn cổ cần phải nghịch chuyển quay đầu lại ôm vào, và lưỡng cung phải thấu thành, huyệt thì quý là ôi tàng ( dấu kín vào chỗ cong ôm lại), cục nên chu mật, thì mới phải huyệt. Tối kỵ: Phong suy huyệt bạn, khứ thủy diện tiền, thì không nên dùng.
 

4.7 Trắc não

Tinh này thân cao, đầu tròn, khai cước nhũ. Sinh cái vai ở phía dưới, đầu lệch về một bên, nên gọi là Trắc não. Có hai thể dạng: Cái có 2 chân đều nhau, gọi là Tiên cung – Cái có một chân dài, một chân ngắn, hình uốn cong như cái nỏ đưa qua bên kia, gọi là Nữu hội huyệt, ( như cái nút áo hợp lại). Có cái nảy ra ở dưới vai gọi là Giảo sát ( nhu con chấy, con rận bám cắn). Những cái tinh thể trắc não thì cái chân khí không ở dưới não, cái linh quang nó trú vào trong cái vai. Đời xưa gọi là tả hữu Tiên cung, nay gọi: Thiên tà quái huyệt. Tuy cái đầu nó khác nhau, nhưng cái lực lượng vẫn như nhau, nên bảo là cái huyệt. Chỉ cốt là đường khí tụ ở trước mặt, lạc tinh cao ở đằng sau, điểm huyệt thì nên dùng Ỷ,Phong thuỷ làm nhà Tràng pháp và huyệt nên đạp ngược lại, nước triều tới trước mặt, nhưng tối kỵ: “ Án tiền phi tẩu, huyệt nội không sơ” Phi tẩu là hư hoa ( cái hoa giả), không sơ thì đằng lậu ( nước đuổi đi hết), thì không dùng được.
 

4.8 Một cốt

+ Tinh này thân cao, khai khẩu ở dưới vai, gọi là Một cốt, tức là mất xương, chỉ thấy thịt mập vai. Cũng có mấy thể dạng: Cái khai khẩu một bên thì mềm khéo, ôm vòng cong lại, một bên thì thô xuẩn đườn ra. Vậy điểm huyệt phải tìm chỗ nhuyễn ngạnh giáp nhau mà triệt khí, đấy là chính cách. Còn những cái như lè lưỡi ra, hoặc như nắm đấm tay, hoặc tựa nhu cái bừu nảy, rủ xuống, đều là biến cách cả. Những cái tinh thể một cốt, là cái hình thể đã thấy rõ thiên tà, thì khí mạch tất thị chạy ra bên tả hoặc bên hữu, tiềm ẩn không thấy tông tích, chỉ nhận có khai khẩu làm bằng cớ, tuy là kỳ quái bất đồng, nhưng không khác gì cái đoan chính, nên bảo là cát huyệt.
+ Nhưng mọi phương pháp vẫn phải như thường lệ, là: Đướng án, cục, thế, chứng ứng sơn sa các cái hữu tình, mới là phải huyệt.Phong thuỷ làm nhà

* Tối kỵ: Hậu long thất thế, tiền án vô tình, thì đều là giả, không nên dùng.
 

4.9 Bình diện

+ Tinh này thân như là cúi xuống, mặt thăng bằng, nên gọi là Bình diện, nhưng trung tâm cần phải có đột. Tinh này chỉ có một thể thôi, hay xuất hiện ở trong vùng Bình địa nhiều hơn: hoặc có xuất hiện ở miền Sơn cương, nhưng ở miền cao sơn mà bình thì phải lõm xuống, trong chỗ lõm mà lại có đột hơi gợn chút thì hay lắm. Ở miền Bình dương mà bình, thì cần phải có đột lên, trong chỗ đột mà lại có lõm tí chút thì quý. Huyệt thì đặt ở giữa ( trung tâm) là đúng.
+ Nhưng cái tinh thể bình diện, thì cái linh quang nó tự xuất ở chỗ đính ( chính giữa chỏm), sinh khí nổi tụ ở trên mặt, tức thị tinh thần thu liễm, tạo hóa hoàn toàn; vậy là cát huyệt, tất nhiên hình thể đoan chính; đường khí chu mật; chủ, khách hữu tình tương xứng; tả hữu sơn sa hộ vệ. Xét thấy có chỗ động tĩnh, phù trầm là phải kết huyệt rồi, nhưng tối kỵ: Phong thuỷ làm nhàThai tức cơ hàn, huyết mạch phản bội thì không nên dùng. Vì cô hàn thì nhân đinh yểu tử! Phản bội thì gia nghiệp tiêu vong! ( Thai tức cô hàn: ở chỗ kết huyệt bạc nhược, không có sơn sa hộ vệ, cô đơn chỉ có một huyệt tinh bé thấp thôi – Huyết mạch phản bội: sơn thủy ở nội cục liền với huyệt tinh, quay đi ra ngoài hết). Tinh này phần nhiều là kim tinh tròn như cái mâm ngửa mặt lên. Vậy nên mộ phải đắp đất thành đống cao, kỵ dùng đá tảng xếp thành thềm đá, thì không tốt.
 
Phong thuỷ làm nhà
zalo