Khái niện và lý luận của "Phái hình thế" trong Phong thuỷ

Khái niện và lý luận của
Khái niện và lý luận của

Khái niện và lý luận của "Phái hình thế" trong Phong thuỷ

KHÁI NIỆM VÀ LÝ LUẬN
CỦA "PHÁI HÌNH THẾ" TRONG PHONG THUỶ
 
- Trên thực tế, phương pháp căn cứ vào đặc trưng địa hình (địa thế để lựa chọn nơi tập trung dân cư của thời thượng cổ) rất có phong cách của "Phái hình thế" sau này.
- Tương truyền tác phẩm "Táng thư" của Quách Phác viết vào đời Tấn, rất chú trọng đến hình thế của "táng địa". Cho rằng khí là cấu thành bên trong của hình, hình là biểu hiện bên ngoài của khí. Sinh khí thay đổi tùy theo địa hình, địa thế; địa hình cao thấp, phản ánh khí lớn hay nhỏ. Có đất là có khí, ông còn nói: "Khí đi vào trong đất, thay đổi tùy theo hình thế của đất", "Táng thư" còn liên hệ giữa thế núi lớn nhỏ với đặc điểm cát hung.
- Đặc điểm của "Phái hình thế" có thể diễn đạt một cách rõ ràng bằng luận thuyết của Dương Quân Tùng. "Tứ khố toàn thư tổng mục đề yếu” đã quy nạp những điểm quan trọng về lý luận của ba tác phẩm chính của Dương Quân Tùng như sau:
- "Hám long kinh" chuyên nói về hình thế của lạc mạch sơn long, chia ra làm Cửu tinh gồm Tham Lang, Cự Môn, Lộc Tồn, Văn Khúc, Liêm Trinh, Vũ Khúc, Phá Quân, Tả Phụ, Hữu Bật). "Nghi long kinh" tập đầu nói về kỹ thuật tìm huyệt, lấy quan cục thủy khẩu là chính; tập giữa nói về tầm long đảo trượng, tập cuối nói về hình thế kết huyệt, có kèm "Nghi long thập vấn", để giải thích rõ ý nghĩa. "Táng pháp" thì chuyên bàn về điểm huyệt.
- Lý luận của Quách Phác đã trở thành chỗ dựa quan trọng về lý luận của phái hình thế sau này. Học thuyết về long mạch của phái hình thế trong phong thủy học, có quan hệ với những tác phẩm địa lý sớm nhất ở Trung Quốc như "Ngũ tàng sơn kinh" và "Vũ công". “Ngũ tàng sơn kinh" chia sơn mạch của cả nước thành 5 hệ thống hướng đi, tức là Nam, Tây, Bắc, Đông, Trung ương. "Vũ công" lấy núi sông làm rường cột, phân chia toàn quốc ra làm các khu vực chính, trong đó có những điều nói về sông núi rất có lý luận, do "Vũ công" với cơ sở là hệ thống phân chia "Cửu châu", tượng trưng cho nguyện vọng đại thống nhất Trung Quốc, nên được đưa vào hàng kinh điển. Cũng vì vậy mà hệ thống núi sông của "Vũ công" vạch ra đã có ảnh hưởng rất sâu sắc đối với quan niệm về khu vực địa hình của hậu thế. Người ta đã căn cứ vào đường lối đạo sơn đạo thủy của Đại vũ để tìm kiếm tông tích của lạc. mạch, thủy mạch của Long mạch (dãy núi non). Các học giả về sau đã suy ra thuyết phân bố long mạch ở Trung Quốc.
- Tăng Nhất Hạnh đời Đường đã quy nạp hình thế núi sông của Trung Quốc thành ra thuyết "Lưỡng giới" Nam Bắc. Đời Đường rất thịnh hành thuật Kham dư (tức thuật phong thủy ngày nay), thường quen gọi Sơn mạch là long mạch. Trong tác phẩm "Hám long kinh" Dương Quân Tùng có thuyết "Nam long nhập Trung Nguyên" (Long mạch đi theo hướng nam vào Trung Quốc).
- Từ khi có khái niệm long mạch tổ tông của những Kham Dư gia, nguyên nhân sâu xa và tính hệ thống được rõ ràng hơn. Từ đời Tống đến đời Minh dần dần có thuyết về Tam long. Căn cứ theo Vương Sĩ Tín của đời Minh, các nhà phong thủy cho rằng đây là đại diện của phái Hình Thế.
- Đại sư chủ yếu của phái hình thế là Dương Quân Tùng, Tăng Văn Sơn, v.v..., họ đều có tổ tiên ở Giang Tây hoặc là những người đã sống lâu ở Giang Tây, việc truyền bá lý luận của họ chủ yếu ở vùng Giang Tây, sau truyền sang Triết Giang, An Huy.
- Tông sư của phái hình thế là Dương Quân Tùng, ở thời Đường Hy Tông đã từng làm quốc sư, nắm giữ Long đài địa lý. Trong sách "Táng thư tân chú tự" có ghi: "Ở thời Đường, Dương Quân Tùng và Phí Đô Giám đều giỏi về tìm âm dương xem địa lý. Đến thời loạn Hoàng Sào, ông đã lấy trộm thuật cấm trong mật thư cùng với họ phí rời khỏi Trường An về Hoài Đức. Sau đó ông truyền bí thuật cho người nhà là Liễu Tam, Liễu truyền cho con là Vũ Vũ truyền cho con rễ Vũ Công Lương, Tạ Thế Nam. Thế Nam lại truyền cho con là Vũ Công,... về sau dần dần điều mật truyền này không thấy nói đến nữa." Những ghi chép trên chứng tỏ rằng Dương Quân Tùng vào thời loạn Hoàng Sào tấn công Trường An, đã lấy trộm sách mật ở trong cung (bao gồm sách về thuật kham dư), trốn về Giang Tây, dần dần hình thành học phái Giang Tây có sắc thái riêng biệt. Về tính chất môn phái phong thủy của Dương Quân Tùng đã sáng lập ở Giang Tây, ông Đinh Nghĩa Phác đời nhà Thanh có viết trong "Phong thủy khu hoặc": môn phái địa lý của Dương Quân Tùng từ đời nhà Tống đến đời nhà Minh, mọi người rất hay nói đến, là môn phái địa lý Loan thể, lý khí không phải là sở học của Dương công.
- Trong nhiều tư liệu khác cũng nhắc đi nhắc lại rằng Dương Quân Tùng là tổ sư đầu tiên của phái phong thủy Giang Tây, lý luận của ông chú trọng hình thế của Loan đầu (hình thế núi non). Mục đích của phương pháp này là tìm ra ngũ quyết địa lý bao gồm long, huyệt, sa, thủy, hướng.
Hình thế phải phân chia ra làm 3 tiểu môn phái là phái loan đầu, phái hình tượng và phái hình pháp. 3 tiểu môn này hỗ trợ cho nhau khó có thể phân chia rạch ròi:
 

+ Phái loan đầu:

Phái này chú trọng xem xét hình thế tự nhiên của mạch núi dòng sông, quan sát long mạch đến đi tìm nơi kết huyệt. Căn cứ vào hình dáng bố cục của sa, sơn, thuỷ đến thủy đi luận cát hung cho huyệt.
 

+ Phái hình tượng:

Là một phái vô cùng cao thâm thượng thừa. Phái này cũng căn cứ vào hình thế tự nhiên của mạch núi dòng sông, hình tượng hoá cuộc đất thành những biểu tượng vô cùng đa dạng như những con vật như rùa, sư tử, rồng, hình tượng mỹ nữ soi gương… sau đó căn cứ ào hình tượng ấy để tìm ra nơi huyệt toạ lạc cũng như luận đoán phúc hoạ.
 

+ Phái hình pháp:

Phái này chủ trương ứng dụng những phép tắc nhất định trên cở sở phái loan đầu đã quan sát thế cục. Chủ yếu luận sự cát hung của huyệt trường phụ thuộc vào những quy tắc của loan đầu. Ví dụ như có một đường chạy đâm thẳng vào huyệt thì luận là thế xuyên tâm.
 
- Ba tiểu phái trên ranh rới không rõ ràng, chủ yếu căn cứ vào thế núi, mạch núi chạy để xem xét sự kết huyệt cũng như sự tốt xấu của huyệt bởi trong loan đầu, long mạch có vai trò vô cùng quan trọng trong việc thẩm định giá trị của huyệt mà sự biểu hiện của long mạch là thông qua những thế núi bao bọc lấy huyệt.
 
Phong thuỷ làm nhà
zalo