CÁCH SỬ DỤNG THƯỚC LỖ BAN TRONG THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG

CÁCH SỬ DỤNG THƯỚC LỖ BAN TRONG THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG
CÁCH SỬ DỤNG THƯỚC LỖ BAN TRONG THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG

CÁCH SỬ DỤNG THƯỚC LỖ BAN TRONG THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG

CÁCH SỬ DỤNG THƯỚC LỖ BAN TRONG THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG

Hướng dẫn sử dụng thước lỗ ban chuẩn

Lỗ Ban nghiên cứu về cuộc sống con người trong vũ trụ, từ những mối quan hệ giữa con người với thế giới bên ngoài Lỗ Ban đã đẻ ra những khoảng cách kích thước không gian biểu thị sự sinh tồn và suy thoái của cuộc sống con người. Thước Lỗ Ban có chiều dài đơn vị gọi là “Thước”.

I.Đo kích thước rỗng (Thông Thuỷ)

Thước đo lỗ rỗng như kích thước thông thủy của các loại cửa, lỗ thoáng và không gian thông thuỷ của các tầng nhà. Các kích thước này được tạo bởi sự giới hạn trong một không gian vật chất, chính vì thế nó cũng biểu thị sự ảnh hưởng của những kích thước không gian đó đối với con người thông qua sự thay đổi các kích thước này. 

Thước đo lỗ rỗng (Thông thuỷ) có chiều dài quy đổi ra hệ mét là L = 0,52 mét, như vậy mỗi cung cho kích thước là 0,065 mét. Thứ tự các cung đo từ trái sang phải là:

Quý nhân - Hiểm hoạ - Thiên tai - Thiên tài - Phúc lộc - Cô độc - Thiên tặc - Tể tướng

Ý nghĩa và cách tính các cung như sau:

1. Cung Quý nhân

Gặp cung này gia cảnh được khả quan, làm ăn phát đạt, bạn bè trung thành, con cái thông minh hiếu thảo

Cách tính = n x L + (0,15 đến 0,065)

2. Cung hiểm hoạ

Gặp cung hiểm hoạ gia chủ sẽ bị tán tài lộc, trôi dạt tha phương, cuộc sống túng thiếu, gia đạo có người đau ốm, con cái dâm ô hư thân mất nết, bất trung bất hiếu

Cách tính = n x L + (0,07 đến 0,13)

3. Cung thiên tai

Gặp cung này coi chừng ốm đau nặng, chết chóc, mất của, vợ chồng sống bất hoà, con cái gặp nạn

Cách tính = n x L + (0,135 đến 0,195)

4. Cung thiên tài

Gặp cung thiên tài chủ nhà luôn may mắn về tài lộc, năng tài đắc lợi, con cái được nhờ vả, hiếu thảo, gia đạo chí thọ, an vui

Cách tính = n x L + (0,20 đến 0,26)

5. Cung phúc lộc

Tại cung phúc lộc chủ nhà luôn gặp sung túc, phúc lộc, nghề nghiệp luôn phát triển, năng tài đắc lợi, con cái thông minh, hiếu học, gia đạo yên vui

Cách tính = n x L + (0,265 đến 0,325)

6. Cung cô độc

Cung này gia chủ hao người, hao của, biệt ly, con cái ngỗ nghịch, tửu sắc vô độ đến chết

Cách tính = n x L + (0,33 đến 0,39)

7. Cung thiên tặc

Gặp cung thiên tặc phải coi chừng bệnh đến bất ngờ, hay bị tai bay vạ gió, kiện tụng, tù ngục, chết chóc

Cách tính = n x L + (0,395 đến 0,455)

8. Cung tể tướng

Cung tể tướng tạo cho gia chủ hanh thông mọi mặt, con cái tấn tài danh, sinh con quý tử, chủ nhà luôn may mắn bất ngờ

Cách tính = n x L + (0,46 đến 0,52)

* Trong đó:

L = 0,52 mét

n = 0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9; 10; ...

Có 4 cung tốt là: Quý nhân - Thiên tài - Phúc lộc - Tể tướng

* Bảng kích thước chuẩn cho các chi tiết thông thuỷ của nhà

Từ cách tính nêu trên cùng với thuyết âm dương, sinh tồn Lỗ Ban đã chọn ra bản kích thước chuẩn để làm cơ sở cho việc lựa chọn các kích thước nhà cửa của mỗi gia đình hoặc mỗi công trình xây dựngký hiệu là L. Trên mỗi thước (L) này được chia làm 8 cung, ở mỗi cung biểu thị sự định đoạt số mệnh của con người sống trong cái không gian vũ trụ đó.

Ý nghĩa của thước Lỗ ban trong thực tế là nếu có một ngôi nhà xây đúng hướng, hợp tuổi gia chủ, đúng ngày giờ và vào đúng năm tốt cũng chưa đã tốt hẳn mà lại còn xấu hơn trong thước Lỗ Ban. Mọi kích thước thông thuỷ của các cửa, của căn phòng phạm phải cung xấu làm chìm đắm mọi cái tốt của sự hợp hướng, hợp thời, hợp ngày tháng. Khác với hướng nhà và sự hợp tuổi với thời gian và có thể lựa chọn và điều chỉnh thì kích thước chỉ có thể lấy đúng cung số, nếu lấy phải cung số xấu sẽ gây tai hoạ cho gia chủ.

Thước Lỗ Ban có 3 loại khác nhau dùng để đo kích thước thông thuỷ, các chi tiết của nhà và những đồ vật nội thất. Mỗi loại kích thước nói trên có cung bậc được xác định một cách nghiêm ngặt và nó đòi hỏi người sử dụng phải hết sức cẩn trọng trong việc ứng dụng từng loại thước vào thực tế, tuyệt đối không được dùng lẫn lộn thước đo thông thuỷ để đo chi tiết nhà hoặc thước đo chi tiết nhà để đo đồ nội thất.

Xin lưu ý rằng: Với một sự bất cẩn nhỏ nào đó cũng có thể gây nên sự đổ vỡ của cả một cơ nghiệp cho dù đó là sự vô tình. Chính vì vậy để sử dụng tốt “Thước Lỗ Ban” cần phải nghiên cứu nó một cách nghiêm túc và đòi hỏi một sự áp dụng chính xác.

Sau đây là cách sử dụng từng loại thước Lỗ Ban.

Phúc lộc

Tể tướng

Quý nhân

Thiên tài

II. Đo kích thước đặc

Đo kích thước đặc có nghĩa là đo phủ bì các vật thể là những chi tiết của những công trình hoặc đồ vật trong nội thất ngôi nhà

Thước đo kích thước đặc có 8 cung như sau:

Tài - Bệnh - Ly - Nghĩa - Quan - Kiếp - Hại - Bản

1. Tài: Có nghĩa là tài gồm:

- Tài đức: có tài và có đức

- Báo khố: có kho quý

- Đạt được sáu điều ưng ý

- Nghênh phúc: Đón điều phúc

2. Bệnh: Có nghĩa là bệnh gồm:

- Thoát tài: mất tiền

- Công sự: bị đến cửa quan

- Lao chấp: bị tù đày

- Cô quả: đơn lẻ

3. Ly: Có nghia là xa cách gồm:

- Trưởng khố: cầm cố đồ đạc

- Kiếp tài: của cải mắc tài

- Quan quỷ: công việc kém tối

- Thất thoát: bị mất mát

4. Nghĩa: Có nghĩa là đạt được điều hay lẽ phải gồm:

- Thêm dinh: thêm người

- Ích lợi: có lợi, có ích

- Quý tử: sinh con quý tử

- Dại cát: nhiều điều hay

5. Quan: Có nghĩa là người chủ gồm:

- Thuận khoa: tiến đường công danh

- Hoành tài: tiền nhiều

- Tiến ích: ích lợi tăng

- Phú quý: Giầu sang

6. Kiếp: Có nghĩa là tai nạn gồm:

- Tử biệt: chết chóc

- Thoái khẩu: mất người

- Ly hương: bỏ quê mà đi

- Tài thất: mất tiền

7. Hại: Có nghĩa là bị xấu gồm:

- Tai chi: tai nạn đến

- Tử tuyệt: chết chóc

- Bệnh lâm: mắc bệnh

- Khẩu thiệt: cãi nhau

8. Bản: Có nghĩa là gốc gồm:

- Tài chí: tiền tài đến

- Đăng khoa: đỗ đạt

- Tiến bảo: Được dâng của quý

- Hưng vượng: làm ăn phát đạt

Như vậy trong 8 cung nói trên chỉ có 4 cung là tốt gồm:

Tài - Nghĩa - Quan - Bản

Khi chọn kích thước thì chỉ nên chọn theo 4 cung này

Để đo kích thưứoc đặc có hai loai khác nhau

- Thước đo chi tiết nhà có chiều dài mỗi cung là 53,62 mm

- Thước đo đồ nội thất có chiều dài mỗi cung là 48,75 mm

Sau đây là cách tính kích thước các cung:

** Thước đo chi tiết nhà

Tài = n x L + (0,010 đến 0,053)

Bệnh = n x L + (0,055 đến 0,107)

Ly = n x L + (0,110 đến 0,160)

Nghĩa = n x L + (0,162 đến 0,214)

Quan = n x L + (0,216 đến 0,268)

Kiếp = n x L + (0,270 đến 0,321)

Hại = n x L + (0,323 đến 0,375)

Bản = n x L + (0,377 đến 0,429)

* Trong đó:

n = 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9; 10 ...

L = 0,429 mét

III. Cách tính bậc thang

Số lượng bậc thang trong dãy số đếm được xác định trong giới hạn của hai tấm sàn, theo nguyên tắc tính từ dưới lên trên

Những bậc chiếu nghỉ lớn trong thực tế được sử dụng như một sàn nhà, nó không còn chức năng là một bậc chuyển tiếp nữa thì bậc đó coi như sàn

Đồng thời có những bậc chiếu nghỉ lớn nhưng không có chức năng sử dụng làm sàn thì nó vẫn được coi như một bậc trong nhịp thang

Khi xác định số bậc thang cần lưu ý đến bậc cuối cùng trong dãy số đếm giữa hai tấm sàn phải thuộc về một trong các số cung tốt sau đây:

Tài - Nghĩa - Quan - Bản

Về ý nghĩa của các cung như đã nêu ở trên, nếu kết quả không đặng cung tốt thì phải chia lại bậc thang để tránh mọi điểm xấu ám ảnh bên cuộc sống của gia chủ.

zalo